35 câu Trắc nghiệm kế toán ngân hàng giao dịch viên + Đáp án


Giao dịch viên ngân hàng  thường là điểm tương tác đầu tiên của khách hàng khi họ bước vào ngân hàng. Giao dịch viên xác minh danh tính của khách hàng và xử lý các yêu cầu gửi tiền và rút tiền từ tài khoản khách hàng quen. Họ tạo ra séc được chứng nhận và lệnh chuyển tiền theo các thông số kỹ thuật của khách hàng. Một số giao dịch viên đổi đô la cho các loại tiền tệ khác.
 
Giao dịch viên ngân hàng trả lời các câu hỏi về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng và hướng khách hàng đến các nhân viên khác đối với các giao dịch ngân hàng phức tạp hơn. Họ phải đếm tiền mặt trong ngăn kéo của mình khi bắt đầu ca làm việc và đối chiếu số tiền mặt còn lại vào cuối ca để hạch toán chính xác tiền gửi và tiền phân tán. 
 
Hầu hết các giao dịch viên làm việc trong các chi nhánh của cộng đồng và ngân hàng thương mại. Một số giao dịch viên làm việc cho các công đoàn tín dụng.
 
35 câu Trắc nghiệm kế toán ngân hàng giao dịch viên

Nhiệm vụ & Trách nhiệm của Người giao dịch Ngân hàng

Công việc này yêu cầu ứng viên có khả năng thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:
 
Đếm tiền trong ngăn kéo của họ khi bắt đầu ca làm việc
Nhận tiền mặt, séc, thẻ ghi nợ và các hình thức thanh toán khác từ khách hàng
Trả lời các câu hỏi liên quan đến tài khoản cho khách hàng
Chuẩn bị các loại quỹ chuyên biệt cho khách hàng, bao gồm trái phiếu tiết kiệm, séc du lịch và lệnh chuyển tiền
Đổi tiền của khách hàng lấy ngoại tệ
Đặt hàng cho khách hàng đối với séc và thẻ ngân hàng
Ghi lại điện tử mọi giao dịch trong ca làm việc của họ
Đếm két tiền của họ vào cuối ca làm việc và điều chỉnh về số dư đầu kỳ
Giao dịch viên ngân hàng phải xử lý an toàn và chính xác các khoản tiền của khách hàng bằng cách xác minh danh tính và thực hiện các hành động khác để ngăn ngừa sai sót hoặc gian lận. Giao dịch viên ngân hàng trưởng quản lý hoạt động của giao dịch viên ngân hàng.
 
Để làm rõ hơn công việc của giao dịch viên ngân hàng bạn hãy tham khảo ngay 35 câu Trắc nghiệm kế toán ngân hàng giao dịch viên dưới đây:
 
1. Hoạt động tín dụng là hoạt động:
a. Thuộc đối tượng chịu VAT thep phương pháp khấu trừ
b. Thuộc đối tượng chịu VAT thep phương pháp trực tiếp
c. Không thuộc đối tượng chịu VAT
d. Tất cả đều đúng
2. Khi xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ, doanh số bán ngoại tệ được xác định theo:
a. tỷ giá bán ngày cuối tháng
b. tỷ giá mua ngày cuối tháng
c. tỷ giá bán cao nhất trong kỳ
d. tỷ giá mua cao nhất trong kỳ
e. tỷ giá bán thực tế
3. Khách hàng yêu cầu chuyển đổi từ 24.000 USD sang EUR. Hãy xác định số EUR khách hàng nhận được biết các tỉ giá: USD: 23.000 – 23.100 VND/USD ; EUR: 25.000 – 25.300 VND/EUR
a. 25.000 EUR
b. 23.050 EUR
c. 23.000 EUR
d. 25.950 EUR
e. Tất cả các đáp án đều sai
4. Thời gian trích dự phòng rủi ro đối với hoạt động tín dụng:
a. hàng tháng
b. hàng năm
c. hàng quý
d. hàng 6 tháng
5. Phương pháp dự thu - dự chi chủ yếu áp dụng trong hạch toán:
a. thu nhập lãi
b. chi phí lãi
c. thu phí
d. cả a và b
6. Hình thức huy động vốn thường xuyên của NHTM:
a. Nhận tiền gửi
b. Vay từ các TCTD khác
c. Phát hành giấy tờ có giá
d. Tất cả các ý trên
7. Ngày 1/9/2020 khách hàng gửi tiết kiệm 100tr kỳ hạn 6th, lãi suất 6,5%/năm. Ngày
16/3/2021 khách hàng đến xin rút tiền, hỏi khách hàng sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Biết lãi suất không kỳ hạn là 0,3%/tháng
a. 3,2 triệu
b. 3,4 triệu
c. 3,6 triệu
d. 3,8 triệu
e. Tất cả đều sai
8. Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng, kế toán hạch toán vào TK tiết kiệm theo số tiền nào:
a. số tiền thực nộp của khách hàng
b. số tiền gốc và lãi
c. số tiền gốc
d. số lãi
9. Khi áp dụng nguyên tắc kế toán 'cơ sở dồn tích' các khoản chi sẽ được kế toán ghi nhận vào chi phí tại thời điểm nào?
a. phát sinh chi phí
b. tại thời điểm chi tiền
c. hàng tháng
d. hàng ngày
10. Séc luôn được thanh toán vô điều kiện nếu tài khoản của người ký phát đủ khả năng thanh toán và:
a. Séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình
b. Séc được xuất trình trong thời hạn thanh toán
c. Séc được xuất trình sau thời điểm ký phát không quá 6 tháng
d. Séc được xuất trình sau thời hạn thanh toán
11. Để xác định KQKD ngoại tệ, ngân hàng phải sử dụng tỷ giá nào để tính doanh số mua vào:
a. Tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi NHTM
b. Tỷ giá mua hiện tại
c. Tỷ giá mua thực tế của mỗi lần mua
d. Tỷ giá mua bình quân
12. Theo quy định hiện hành các khoản nợ xấu được phân loại theo định kỳ nào?
a. Hàng tháng
b. Hàng quý
c. Hàng 6 tháng
d. Hàng năm
e. Hàng ngày
13. Lãi của tiền gửi tiết kiệm KKH được nhập gốc khi nào?
a. cuối mỗi tháng
b. cuối mỗi ngày
c. khi khách hàng rút gốc
d. Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng
14. Ngân hàng không được chuyển nợ từ nhóm 1 sang các nhóm có mức độ rủi ro cao khi
a. Đến hạn trả nợ gốc, khách hàng không trả được
b. Khoản nợ đang trong hạn
c. Khách hàng không trả lãi cho ngân hàng đúng hạn
d. a và c
15. Đối tượng của kế toán ngân hàng:
a. vốn và sự vận động của vốn
b. thu nhập, chi phí
c. các hoạt động ngoại bảng
d. tất cả ý trên
16. Khi phát hành GTCG theo phương thức ngang giá, lãi suất thực tế mà ngân hàng trả cho khách hàng thế nào so với lãi suất danh nghĩa:
a. bằng nhau
b. lớn hơn
c. nhỏ hơn
d. phụ thuộc vào lạm phát
17. Nội dung của kiểm soát chứng từ là gì?
a. việc ghi chép trên chứng từ
b. chữ ký trên chứng từ
c. nội dung nghiệp vụ trên chứng từ
d. tất cả ý trên
18. Khi thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng
a. có thể bỏ qua 1 số bước để rút ngắn thời gian luân chuyển
b. có thể thay đổi trật tự các giai đoạn trong quy trình
c. phải đảm bảo đúng trật tự các giai đoạn mà chứng từ phải trải qua
d. phải thông qua NHNN
19. Những đối tượng kế toán cần ghi nhận trong huy động vốn là:
a. nợ phải trả
b. chi phí lãi
c. tài sản
d. cả a và b
20. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của pháp nhân NHTM thường được áp dụng
a. mô hình tập trung
b. mô hình phân tán
c. mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán)
d. mô hình giao dịch
21. Trong giao dịch liên hàng điện tử, không có loại lệnh chuyển nào sau đây?
a. Lệnh chuyển có
b. Lệnh chuyển nợ
c. Lệnh hủy lệnh chuyển có
d. Lệnh hủy lệnh chuyển nợ
22. Bảng Kết quả thanh toán bù trừ điện tử do ai lập?
a. Ngân hàng chủ trì
b. Ngân hàng thành viên
c. Trung tâm xử lý thanh toán BTĐT
d. Cả a và c
23. Thu được tiền nợ gốc của khoản nợ khó đòi đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng thì hạch toán vào tài khoản nào?
a. Tăng thu nhập bất thường
b. Giảm chi phí đã trích
c. Tăng quỹ dự phòng
d. Tăng khấu hao TSCĐ
24. Vì sao séc bảo chi luôn đảm bảo được khả năng thanh toán cho khách hàng?
a. Tài khoản của khách hàng có thể ghi âm
b. Tài khoản dùng để thanh toán séc bảo chi là tài khoản ký quỹ
c. Ngân hàng phong tỏa tài khoản tiền gửi thanh toán để đảm bảo cho việc chi trả
d. Khách hàng luôn để lại một mức tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán
25. Bảng Cân đối kế toán được lập dựa trên cân đối
a. Tài sản - Nguồn vốn
b. Doanh thu - Chi phí - Kết quả kinh doanh
c. Phát sinh Nợ - Phát sinh Có
d. Các câu trên đều đúng
26. Chỉ tiêu nào hình thành tài sản nợ của ngân hàng?
a. Tiền mặt tại quỹ
b. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
c. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và NHNN
d. Các khoản phải thu
27. Chỉ tiêu nào hình thành tài sản có của ngân hàng?
a. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
b. Vốn ủy thác đầu tư tại ngân hàng
c. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư
d. Giấy tờ có giá phát hành
e. Các khoản phải trả
f. Tất cả đều sai
28. Nếu ngân hàng áp dụng phương pháp dự thu lãi, dự chi lãi thì loại tài khoản nào sau đây không được tính dự chi lãi phải trả vào ngày cuối tháng?
a. TK tiền gửi không kỳ hạn
b. TK tiền gửi có kỳ hạn
c. TK tiết kiệm tất toán trước ngày cuối tháng
d. Cả 3 loại trên đều ko tính dự chi trả lãi
29. Chứng từ trong kế toán thanh toán của ngân hàng có đặc điểm gì?
a. Chứng từ phải viết rõ ràng, ký đúng chữ ký đã đăng ký
b. Chứng từ có tính pháplý cao; khách hàng lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng; có những
chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ
c. Chứng từ phải viết đúng bằng nhiều liên
d. Chứng từ có tính pháp lý cao trong việc chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản
30. Séc có thể chuyển nhượng bao nhiêu lần?
a. 2
b. Nhiều lần
c. 1
d. 3
32. Kế toán có thể Ghi có ngay cho người thụ hưởng trước khi ghi Nợ vào TK của người phải trả khi nào?
a. Lệnh chuyển nợ có quỷ quyền
b. Lệnh chuyển có
c. Tài khoản của người mua có đủ số dư
d. Người mua và người bán có TK tại cùng 1 chi nhánh ngân hàng
33. UNC là?
a. là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do một người ký phát để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng làm trung gian thanh toán
b. là chứng từ do chủ tài khoản lập để ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản của mình chi trả cho người thụ hưởng
c. chứng từ đòi tiền do người bán hay người cung cấp dịch vụ lập, ủy nhiệm cho ngân hàng đòi tiền người mua chi tiền trả cho hàng hóa dịch vụ đã mua
d. UNC là chứng từ do người bán lập ủy nhiệm cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của người mua hàng
34. Việc dự trả lãi của ngân hàng sẽ dẫn tới:
a. Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng lên
b. Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng giảm đi
c. Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng không thay đổi
d. Cả 3 đáp án đều sai
35. Ngân hàng có giá trị khoản vay của khách hàng A bằng 150 triệu đồng, TSĐB là BĐS có giá trị là 200 triệu đồng và khoản nợ này được xếp vào nhóm 3 theo QĐ 493/2005/NHNN và 50% tỷ lệ theo quy định của TSĐB có liên quan. Vậy, số tiền dự phòng cụ thể của khoản nợ trên là?
A. 10 triệu
B. 15 triệu
C. 20 triệu
D. 25 triệu
E. Tất cả đều sai

 

Các tin cũ hơn