Các đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ


Các đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ
 
Kinh doanh dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều mặt khác nhau của đời sông xã hội (hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế...). Điều này xuâ't phát từ các nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách; đồng thời cũng xuất phát từ tính an toàn và hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, kinh doanh dịch vụ thường bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh vui - chơi - giải trí, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hóa... Các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau, chi phí kinh doanh cũng không giông nhau...
 
Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống dân cư cũng như phục vụ cho nhu cầu sản xuâít kinh doanh toàn xã hội.
 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ râ't đa dạng. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ có thê’ được thực hiện và cung ứng đơn lẻ, có thể được thực hiện và cung ứng đồng thời trong một "gói dịch vụ" nào đó và mang tính chất bổ trợ nhau. Ví dụ: ngành viễn thông có thê’ thực hiện loại hình viễn thông cố định, di động, cho thuê kênh viễn thông nội địa và quôc tế; ngành vận tải có các phương thức như: vận tải thủy, vận tải đường bộ, đường không, đường sắt...; ngành du lịch có các phương thức du lịch theo tuor trong nước, quôc tế, tour trọn gói hoặc từng phần..., chính sự đa dạng về phương thức thực hiện dịch vụ dẫn đên sự đa dạng về đôì tượng quản lý cũng như sự phức tạp trong tổ chức công tác kế toán nói chung, đặc biệt là tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh như: xác định đôi tượng kế toán tập hợp chi phí, đôì tượng ghi nhận doanh thu và xác định kết quả có thể theo từng loại hình, từng phương thức và từng loại hình kinh doanh dịch vụ.
 
 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính không tách rời: Quá trình sản xuâ't, phục vụ, và tiêu thụ thường gắn liền với nhau, quá trình sản xuâ't sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó khó có thê’ phân biệt một cách rõ ràng chi phí ở từng khâu sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, tùy theo từng loại hoạt động dịch vụ đặc thù mà xác định nội dung chi phí phù hợp cấu thành nên giá sản phẩm.
 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính rủi ro cao và tính bổ trợ lẫn nhau: có những loại hoạt động dịch vụ để hoàn thành
sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng đôi khi vẫn không hoàn thành được sản phẩm như mong muôn, trong khi đó kê't quả của nó (nêu có) thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng. Ví dụ như hoạt động hội chợ triển lãm, chi phí cho trước ngày tổ chức hội chợ là rất lớn như chi phí qưảng cáo, in giây mời, chi phí chuẩn bị cho các gian hàng... nhưng kê't quả có thể có rất ít khách hàng. Khi đã có khách hàng thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng thu nhập như khách sạn, vận chuyển, bưu điện, hải quan, thuế...
 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yêu tố con người. Chi phí nhân công thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh dịch vụ, còn các chi phí về nguyên vật liệu và chi phí khác chiếm tì trọng không đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với những loại hoạt động dịch vụ mang tính kĩ thuật, hàm lượng chi phí về chất xám trong sản phẩm chiếm tì trọng cao.
 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính cạnh tranh kém do sản phẩm dịch vụ hoàn thành không tổn kho thành phẩm, sản phẩm không tồn kho, không lưu trữ được. Người sản xuất sản phẩm dịch vụ chỉ lưu trữ những yếu tô' dưới dạng tiền sản phẩm dịch vụ chứ không phải là sản phẩm dịch vụ. Do đó, sản phẩm dịch vụ hoàn thành thường được xác định là tiêu thụ ngay; tuy nhiên đôì với một số dịch vụ như may đo, sửa chữa... tuy đã hoàn thành nhưng chưa ghi doanh thu do chưa trả hàng cho khách thì chi phí cho những dịch vụ đó vẫn coi là chi phí của sản phẩm chưa hoàn thành.
 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính không đồng nhâtì cùng một loại dịch vụ nhưng được thực hiện và cung ứng bởi những người khác nhau, cho các đôì tượng khách hàng khác nhau, ở những lần phục vụ khác nhau đôi khi phương thức phục vụ và chất lượng dịch vụ không giông nhau.
 
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính vô hình: Hầu hết sản phẩm của hoạt động dịch vụ không mang hình thái vật châ't cụ thể gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ trước khi cung ứng cho khách hàng.
 
2. Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ
 
* Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ theo nội dung kinh tê
 
Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ theo nội dung kinh tế là việc căn cứ vào nội dung kinh tế của tùng loại dịch đê’ chia thành hai loại dịch vụ:
 
- Các loại hình kinh doanh dịch vụ mang tính châ't sản xuất, thuộc loại hình này bao gồm: dịch vụ chế biến món ăn, dịch vụ may mặc... Đặc điểm chung của các dịch vụ này là có sản phẩm được thu hồi do đó phải tính được giá thành của sản phẩm và chi phí sản xuâ't dở dang cuối kì như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
 
- Các loại hình dịch vụ phi sản xuất vật chat bao gồm các dịch vụ còn lại như dịch vu lữ hành, dịch vụ khách sạn, dịch vụ tư vân, dịch vụ y tế, đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe... Đặc điểm chung của các loại dịch vụ này là không có sản phẩm cụ thể, tuy nhiên trong các loại dịch vụ này cũng có thể chia làm hai loại dịch vụ là:
 
+ Loại dịch vụ có thể tách biệt quá trình phục vụ vói qua trình tiêu thụ như dịch vụ phòng, dịch vụ giặt là, dịch vụ ăn uôhg trong các khách sạn... Với loại dịch vụ này có thể tổ chức kế toán tách biệt chi phí phục vụ vói chi phí bán hàng;
 
+ Loại dịch vụ không thể tách biệt quá trình phục vụ với
 
quá trình tiêu thụ nhu dịch vụ bar, dịch vụ lữ hành, dịch vụ tu vân... Với loại dịch vụ này việc tổ chức kế toán chi phí phục vụ có sự kết hợp với chi phí bán hàng.
 
* Phân loại hoạt động kỉnh doanh dịch vụ theo phạm vi hoạt động
Theo tiêu thức phân loại này hoạt động kinh doanh dịch vụ được chia thành 2 loại là kinh doanh dịch vụ nội địa và kinh doanh dịch vụ quôc tế.
 
- Kinh doanh dịch vụ nội địa: là các hoạt động kinh doanh và cung câp dịch vụ trong nước thuần túy như dịch vụ vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa nội địa, dịch vụ ăn uô'ng, dịch vụ khách sạn.
 
- Kinh doanh dịch vụ quốc tế: là các hoạt động kinh doanh và cung câp dịch vụ phát sinh tại nước ngoài như dịch vụ lữ hành quôc tế, dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế.
 
Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị đánh giá được mức độ hoạt động theo địa điểm kinh doanh, là cơ sở để kế toán mở ra các tài khoản và các sổ chi tiết chi phí và tính giá thành của từng địa điểm, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính bộ phận của doanh nghiệp.
 
* Phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ theo chu kỷ kinh doanh
 
Theo tiêu thức phân loại này hoạt động kinh doanh dịch vụ được chia thành 2 loại là hoạt động kinh doanh dịch vụ thực hiện trong một kỳ và hoạt động kinh doanh dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ. :
 
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ thực hiện trong một kỳ: là các hoạt động kinh doanh dịch vụ mà quy trình thực hiện ; và cung ứng dịch vụ liên quan đến một kỳ như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ giặt là, dịch vụ du lịch lữ hành trong một kỳ.
 
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ: là các hoạt động kinh doanh dịch vụ mà quy trình thực hiện và cung ứng dịch vụ liên quan đên nhiều kỳ nhu: dịch vụ khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành thực hiện trong nhiều kỳ.
 
Theo tiêu thức phân loại này giúp cho các doanh nghiệp dịch vụ xác định đuợc chi phí liên quan đên quy trình thực hiện và cung ứng dịch vụ đuợc ghi nhận tuơng úng với phần công việc đã hoàn thành
 
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn