Cách dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp


1. Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Đây là một phương pháp dự báo nhu cầu tài chính ngắn hạn và đơn giản. Khi  áp  dụng phương  pháp này  đòi hỏi người thực hiện  phải  hiểu đặc thù  sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất c ủa sản phẩm, tính thời vụ...) và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Tài liệu dùng để dự báo bao gồm: các báo cáo tài chính kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây.
Bước 1:  Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện 
Bước 2: Chọn các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu  bán  hàng,  sau đó  tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu bán hàng thực hiện trong kỳ.
Chú ý rằng chỉ chọn các khoản mục nào đồng thời thoả mãn cả hai điều kiện là quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với  doanh thu  bán hàng. Trong thực tế cho thấy toàn bộ các khoản mục tài sản ngắn hạn bên phần tài sản (Tiền, nợ phải thu, vốn tồn kho... sau khi đã loại trừ các yếu tố bất hợp lý như: nợ không có khả năng thu hồi, hàng hoá, vật tư mất, kém phẩm chất, chậm luân chuyển, không 
cần dùng...), và các khoản mục  vốn chiếm dụng bên phần nguồn vốn (phải trả nhà cung cấp, phải thanh toán cán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách sau khi đã loại trừ các yếu tố bất hợp lý như nợ vô chủ...) thoả mãn điều kiện này.
 
 
Bước 3:  Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn  lưu động  cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu bán hàng dự kiến năm kế hoạch.
Tổng tỷ lệ phần trăm của phần tài sản lưu động cho biết: Muốn tạo ra một đồng doanh thu  bán hàng  thì phải có bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
Tổng tỷ lệ phần trăm  bên phần vốn chiếm dụng cho biết: khi tạo ra một đồng doanh thu bán hàng  thì chiếm dụng đương nhiên được bao nhiêu đồng vốn (nguồn vốn phát sinh tự động).
Chênh lệch của hai tỷ lệ này cho biết: Vậy thực chất khi tăng một đồng doanh thu  bán hàng  thì  doanh  nghiệp chỉ cần tài trợ  bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Tích của phần doanh thu  bán hàng  tăng thêm với chênh lệch của hai tỷ lệ này chính là nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cần phải bổ sung cho kỳ kế hoạch.
Bước  4:  Định  hướng  nguồn  trang  trải  nhu  cầu  vốn  lưu  động  tăng  thêm trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch. Nguồn trang trải nhu cầu vốn tăng thêm gồm 2 phần: trước hết là nguồn  lợi nhuận để lại của năm kế hoạch, sau nữa là nguồn huy động từ bên ngoài.

2. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán mẫu

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và luôn mong muốn hệ thống chỉ tiêu tài chính này được hoàn thiện. Do vậy, để dự báo nhu cầu vốn và tài sản cho kỳ kế hoạch, người  ta  xây  dựng  hoặc  dựa  vào  một  hệ  thống  chỉ  tiêu  tài  chính  được  coi  là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn cần phải có tương ứng với một mức doanh thu nhất định. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là doanh nghiệp mới được thành lập. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng được sử dụng ở đây có thể là các tỷ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được), hoặc là tự xây dựng  từ thông tin quá khứ của doanh nghiệp. 
- Nội dung của phương pháp: Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành, hoặc của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành, căn cứ vào kết quả dự báo về doanh thu dự kiến, nhà quản trị tài chính sẽ tính toán và xác định được  các  khoản  mục  trên  Bảng  cân  đối  kế  toán  như:  Tổng  tài  sản,  TSNH, TSDH, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, 
Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, Vốn chủ sở hữu…Như vậy, kết quả của việc dự báo là xây dựng được một bảng cân đối kế toán mẫu với số liệu dự kiến cho một doanh nghiệp phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bảng cân đối kế toán mẫu cho biết doanh nghiệp muốn đạt doanh thu dự kiến và các tỷ số tài chính đặc trưng thì cần phải có lượng vốn bao nhiêu, được hình thành từ các nguồn nào và đầu tư vào các loại tài sản gì.
Cần chú ý rằng, cùng một hệ số tài chính nhưng doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến bảng cân đối kế toán mẫu khác nhau. Do đó có thể lập ra nhiều bảng cân đối  kế toán  mẫu  để  dự  báo nhu  cầu tài  chính  theo  những  mức  doanh  thu khác nhau.
- Điều kiện để áp dụng phương pháp này: là phải biết rõ ngành nghề hoạt động  của  doanh  nghiệp  và  sau  đó  là  quy  mô  sản  xuất  kinh  doanh  của  doanh nghiệp (được đo lường bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm). Kết quả dự báo theo phương pháp này được thể hiện trên bảng cân đối kế toán mẫu.

3. Phương pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn

Đối với nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệp có thể  dựa vào chu kỳ vận động của vốn  lưu động  để xác định nhu cầu tài trợ vốn lưu động. Thời gian vận động của vốn  lưu động  càng dài thì lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải tài trợ càng nhiều để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động có thể được xác định bằng 2 cách sau đây:
 
Cách 1: Xác định gián tiếp thông qua vòng quay của vốn lưu động của kỳ trước hoặc của trung bình ngành.
Công thức xác định như sau:

Nhu cầu vốn lưu động =(Doanh thu dự kiến năm kế hoạch/Vòng quay vốn lưu động)

Cách 2:  Xác định  trực tiếp  thông qua  thời gian luân chuyển của vốn lưu động  
Phương pháp xác định như sau:
+ Bước 1: Xác định số ngày luân chuyển của vốn lưu động
Số ngày luân chuyển của vốn lưu động=Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (A)+Kỳ thu tiền trung bình (B)-Kỳ trả tiền trung bình (C)
Trong đó:
A = Hàng tồn kho bình quân/ Giá vốn hàng bán bình quân một ngày 
B = Nợ phải thu bình quân/ Doanh thu bán chịu bình quân mỗi ngày 
C = Nợ phải trả nhà cung cấp bình quân/ Tín dụng mua chịu bình quân mỗi ngày
+ Bước 2: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ =  Giá trị nguyên vật liệu và lao động bình quân cho một sản phẩm x  Số lượng sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày x  Số ngày luân chuyển của vốn lưu động

4. Dự báo nhu cầu vốn tiền mặt

Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là một loại tài sản linh động nhất, dễ dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn bằng tiền còn là tiền đề để có các yều tố khác nhau của quá trình sản xuất (nhân công, thiết bị, nguyên vật liệu). Nếu  vốn  bằng tiền giảm đi có  nghĩa là tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô, chớp lấy cơ hội đầu tư bị giảm sút, khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bị hạn chế. Nhưng do thời điểm thu tiền và thời điểm chi tiêu bằng tiền không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau, cho nên trong thực tế thường xẩy ra thời điểm này thừa vốn bằng tiền mà còn thời điểm khác lại thiếu vốn bằng tiền. Vì vậy phải xác định nhu cầu vốn bằng tiền và chỉ rõ thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ.
 
 
Dự báo nhu cầu vốn bằng tiền là loại kế hoạch tác nghiệp. Người ta có thể lập kế hoạch tác nghiệp cho tuần, kỳ, tháng, quý hoặc cho năm.
-  Nội dung dự báo nhu cầu vốn bằng tiền: Để đảm bảo thuận tiện trong điều hành và nhận biết nguồn gốc của dòng tiền, người ta thường chia thành 3 bộ  phận  cấu  thành  dòng  tiền  vào,  dòng  tiền  ra  của  một  doanh  nghiệp,  đó  là: 
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, Dòng tiền từ hoạt động tài chính. Sau đó, người ta dự báo nhu cầu qua các bước sau:
Bước 1: Xác định dòng tiền vào của doanh nghiệp. Dựa tr ên cơ sở các dự báo về doanh thu bán hàng, dự kiến huy động vốn bằng tiền (đi vay nợ, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…), căn cứ vào quy luật phát sinh dòng tiền trong quá khứ và các chính sách bán chịu của doanh nghiệp để dự kiến dòng tiền vào của doanh nghiệp. Cần chú ý đến sự khác nhau của doanh thu và thu tiền.
Bước 2: Xác định dòng tiền ra của doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch SXKD, kế hoạch chi phí, các chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp đối  với  DN,  các  chính  sách  của  nhà  nước  như  chính  sách  thuế…để  xác  định dòng tiền chi phát sinh trong kỳ. Chú ý đến sự khác nhau của chi phí và chi tiền.
Bước 3:  Xác định dòng tiền thuần trong kỳ: Đó là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong cùng một kỳ. 
Bước 4: Xác định số dư tiền cuối kỳ: Lấy số dư đầu kỳ cộng với dòng tiền thuần trong kỳ.
Bước 5: Xác định số tiền thừa (thiếu): Căn cứ vào số tiền mặt tối thiểu cần thiết, có thể xác định được số tiền thừa hoặc thiếu ở trong kỳ. 
Căn cứ vào số tiền thừa thiếu, nhà quản  lý sẽ đưa ra biện pháp sử dụng số tiền thừa để tránh lãng phí. Hoặc tìm cách huy động để đảm bảo  lượng  tiền  đáp ứng đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Bạn nên xem lại bài viết: cách định giá trái phiếu, cổ phiếu

Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn