Cách phân loại tài sản cố định


Cách phân loại tài sản cố định

Đe tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ, thì việc phân loại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau. Những tiêu thức phân loại TSCĐ quan trọng là: theo hình thái biểu hiện, theo quyền sờ hữu theo tình hình sử dụng TSCĐ.

1- Theo hình thái biếu hiện
'TSCĐ cùa doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hìnhTSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành các nhóm sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc:tài sản cố định cùa doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng / rào, tháp nước, sân bãi, các công trinh trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà...
 
 
Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cấu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...
 
Phương tiện vận tài, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tài...
 
Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công / ỉ tác quàn lý hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ ',•7- quàn lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt...
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vưòn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; Súc vạt làm việc và/ hoặc cho sản phẩm nhu đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...
 
Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sàn cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
- TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp (trên 1 năm).
 
Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền tác già, bằng sáng chế, bằng phát minh, nhãn hiệu hàng hũá, phần mềm máy vi tính, giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền, kiểu dáng công nghiệp, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trinh được mã hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng và vật liệu nhân giống,...
 
2- Phân loại TSCĐ theo quyền sỏ’ hữu
Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt cùa doanh nghiệp đối với TSCĐ hiện có, với tiêu thức này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (do Ngân sách cấp, tự bô sung, do đơn vị khác góp liên doanh...) hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý... trên cơ sở chấp hành đúng thù tục theo qui định của Nhà nước.
- TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản 'nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Theo phương thức thuê, hop đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. Căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ khả năng để trở thành TSCĐ.
Tài sản thuê tài chính: là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phẩn lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hũư tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
 
Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính:
a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ưổc tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
c) Thời hạn thuê tài sàn tối thiều phải chiếm phần lớn thời gian sử ■ đụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sỏ' hữu.
d) Tại thòi điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sàn thuê.
e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
Hợp đồng thuê, tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nêu hợp đồng thoà mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:
a) Nếu bèn thuê huỷ họp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị họp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;
c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
3- Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 4 loại:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh: Là nhũng TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp.
- TSCĐ hành chỉnh sự nghiệp: là những TSCĐ được Nhà nước hoặc cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sấm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: Là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi như: Nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ...TSCĐ chờ xử lý: Là những TSCĐ bị hư hòng chờ thanh lý; TSCĐ không cần dùng; TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết...
 
 
Chúc bạn thành công !
 

 

Các tin cũ hơn