Cách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp


1. Các nguyên tắc phân phối lợi nhuận 

Sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận. Lúc này nhà quản trị phải đóng vai trò quan trọng trong việc định h ướng phân chia số lợi nhuận đó. Để đảm bảo công bằng hợp lý trong phân chia lợi nhuận các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 
-  Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích  giữa các chủ thể, trong đó gồm  Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, trước hết cần phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nộp thuế TNDN) một cách đầy đủ, kịp thời, tránh việc trốn thuế hoặc lậu thuế.
- Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận thích đáng để giải quyết các nhu cầu SXKD, đồng thời chú trọng đảm bảo  lợi ích của các thành viên trong DN; đảm bảo hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

2. Phân phối lợi nhuận  của doanh nghiệp nhà nước

2.1. Trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước

Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
1. Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
2.  Bù  đắp  khoản  lỗ  của  các  năm  trước  đã  hết  thời  hạn  được  trừ  vào  lợi nhuận trước thuế theo quy định.
3.  Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 
 
Các nguyên tắc phân phối lợi nhuận
 
Điều này được phân phối theo thứ tự như sau:
a) Trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
b) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
c) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:
-  Doanh nghiệp  xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi; 
- Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
-  Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
d) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên:
-  Doanh nghiệp xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
-  Doanh nghiệp xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
-  Doanh nghiệp xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
đ) Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển quy  định  tại  Điểm  b  Khoản  này  mà  không  đủ  nguồn  để  trích  các  quỹ  khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát v iên theo mức quy định thì doanh nghiệp được giảm trừ ph ần lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý  doanh  nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.
e) Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại các Điểm a, b, c, 
d Khoản này được nộp về ngân sách nhà nước.
*Lưu ý: Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp vừa phát sinh lỗ sản xuất, kinh doanh được chuyển sang năm tiếp sau (thu nhập chịu thuế âm), vừa phát sinh lợi nhuận (lãi) do có khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc có lỗ lũy kế từ năm trước được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tiếp theo  quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng phần chênh lệch lợi nhuận còn lại trong báo cáo tài chính năm sau khi đã trừ số lỗ nêu trên để thực hiện phân phối, trích lập các quỹ

3. Chính sách cổ tức của công ty cổ phần

3.1.  Chính  sách cổ tức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cổ tức

a) Cổ tức và nguồn gốc của cổ tức
-  Khái niệm: Cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông hiện hành.
-  Trên thực tế có rất nhiều cách mà công ty cổ phần phân phối lợi nhuận tiền mặt cho các cổ đông, chẳng hạn công ty sử dụng tiền để mua lại cổ phần nhằm mục tiêu nhất định nào đó, nhưng chỉ được gọi là cổ tức nếu như lượng tiền mặt đó được lấy từ lợi nhuận. Như vậy, nguồn gốc của cổ tức là lợi nhuận sau thuế  đã thực hiện của công ty cổ phần.
- Cổ tức có thể được trả cho cổ đông dưới nhiều hình thức khác nhau, như bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hoặc bằng tài sản. Việc lựa chọn các hình thức cổ tức khác nhau đều có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến giá trị sổ sách  cổ phần, giá trị công ty, vốn đầu tư… 
-  Đối với công ty cổ phần, Hội đồng quản trị sẽ quyết định tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách cổ tức mà Đại hội cổ đông đã phê duyệt.
-  Để đánh giá một chính sách  cổ tức của công ty cổ phần, người ta chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu sau: 
Thứ nhất:  Cổ tức một cổ phần thường, chỉ tiêu này đo lường mức trả cổ tức tính trên một cổ phần thường mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc đầu tư vào cổ phần thường.

Cổ tức một cổ phần thường = Lợi nhuận dành trả cổ tức cho cổ đông thường / Số lượng cổ phần thường đang lưu hành

Thứ hai:  Tỷ suất lợi tức cổ phần thường, chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa mức cổ tức của một cổ phần thường và giá thị trường của cổ phần thường. Chỉ tiêu này nhằm đo lường mức sinh lời thực tế mà cổ đông thường nhận được từ việc đầu tư vào một cổ phần thường.
 
Tỷ suất cổ tức = Cổ tức một cổ phần thường hàng năm/Giá thị trường một cổ phần thường
 
Thứ ba:    Hệ số  chi trả cổ tức, phản ánh mối quan  hệ giữa mức cổ tức cổ đông thường nhận được so với thu nhập của một cổ phần thường. Chỉ tiêu này cho biết một đồng thu nhập cổ phần thì công ty dành bao nhiêu để trả cổ tức cho cổ đông.

Hệ số chi trả cổ tức= Cổ tức một cổ phần thường/ Thu nhập một cổ phần thường

Thông  qua  hệ  số  chi  trả  cổ  tức,  các  nhà  phân  tích  sẽ  đánh  giá  và  ước lượng được tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận, qua đó có thể ước lượng được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trong tương lai.
b) Chính sách cổ tức của công ty cổ phần
- Khái niệm: Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc chia lợi nhuận cho cổ đông so với việc tái đầu tư lợi nhuận vào chính công ty đó. 
- Việc trả cổ tức cao hay thấp sẽ tác động đến thu nhập thực tế ở hiện tại và tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong tương lai của  cổ đông. Do vậy, chính sách cổ tức thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa thu nhập hiện tại và tăng trưởng tương lai. 
-  Chính sách cổ tức là một trong ba chính sách quan trọng bậc nhất có tác động đến lợi ích của các cổ đông trong công ty thể hiện:   
Thứ nhất:  Chính sách trả cổ tức có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai của cổ đông. 
Thứ hai: Chính sách trả cổ tức có tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của cổ đông, một mặt cổ tức là thu nhập ở hi ện tại và chắc chắn, mặt khác chính sách cổ tức có thể giảm thiểu các khoản chi phí khi thu nhập về đến tay cổ đông, vì thu nhập thực tế có thể bị sụt giảm do các yếu tố như thuế thu nhập, chi phí giao dịch.
Thứ ba: Thông qua việc trả cổ tức còn thể hiện dấu hiệu thông tin về hiệu quả hoạt động của công ty ra ngoài thị trường, đến các nhà đầu tư khác
Với những lý do trên đòi hỏi nhà quản trị công ty phải cân nhắc xem xét trong việc hoạch định chính sách cổ tức một cách hợp lý, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của công ty.
- Mục tiêu của chính sách cổ tức: Tối đa hoá giá cổ phiếu trên thị trường.
c) Các hình thức cổ tức
+ Cổ tức bằng tiền:  là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện bằng một lượng tiền mà công ty trả cho cổ đông hiện hành của công ty. 
Đây là hình thức cổ tức rất phổ biến trên thế giới, khi công ty thực hiện trả cổ tức  bằng  tiền sẽ làm giảm một lượng tài sản của công ty, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng bị sụt giảm theo tương ứng. 
Đối với cổ đông, khi công ty trả cổ  tức bằng tiền sẽ tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông và đó cũng là tín hiệu về hoạt động kinh doanh c ủa công ty đến các nhà đầu tư.
Ưu điểm: 
+ Tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông
+ Cho thấy công ty có dòng tiền dồi dào
-  Hạn chế: Làm giảm lượng tiền  mặt của công ty, giảm lượng vốn của công ty cho hoạt động tái đầu tư
+ Cổ tức cổ phiếu:  Là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện dưới hình thức cổ phần thường  mà công ty phát hành thêm để chi   trả cho cổ đông hiện hành của công ty.
Trả cổ tức cổ phiếu giống  như việc chia tách cổ phiếu. Khi thực hiện trả cổ tức  bằng  cổ phiếu, công ty  sẽ  phát  hành  thêm  một  lượng  cổ phiếu  mới  và phân chia cho cổ đông hiện hành theo tỷ lệ cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Chẳng hạn, nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%,  thì cổ đông nào đang nắm giữ 100 cổ phần thì sẽ được nhận thêm 5 cổ phần mới mà không phải trả tiền. Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tổng giá trị tài sản của công ty không thay đổi, chỉ có sự dịch chuyển nguồn vốn từ lợi nhuận sang vốn cổ phần. Tuy nhiên, do  số lượng cổ phần lưu hành tăng lên làm cho giá trị sổ sách mỗi cổ phần giảm xuống.
* Ưu điểm:
+ Làm tăng vốn nội sinh để thực hiện đầu tư
+ Hạn chế bị chia sẻ quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành
+ Giúp tiết kiệm chi phí phát hành => giảm chi phí sử dụng vốn
+ Tránh ảnh hưởng tiêu cực của thị trường tới giá cổ phiếu
+ Giúp hoãn thuế cho cổ đông hiện hành
+ Làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty
* Hạn chế: 
+ Thủ tục và tổ chức thực hiện phức tạp hơn việc trả cổ tức bằng tiền
+  Làm cho  EPS hiện tại giảm, có thể gây xung đột lợi ích giữa cổ đôngvới nhà quản lý
+ Cổ tức tài sản: Là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện dưới các tài sản khác mà công ty dành để chi trả cho các cổ đông hiện hành của công ty.Đây là hình thức trả cổ tức ít phổ biến nhất, tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số công ty trả cổ tức bằng hình thức này. Để thực hiện việc trả cổ tức, công ty có thể trả cho cổ đông sản phẩm mà công ty đang sản xuất, hoặc bằng những tài sản tài chính mà công ty đang nắm giữ của các công ty cổ phần khác.Với hình thức cổ tức này, công ty cũng bị giảm đi một lượng tài sản và điều này cũng dẫn đến làm giảm giá trị sổ sách của cổ phiếu.
d) Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
* Những quy định pháp lý
Việc phân chia  cổ tức phải tuân thủ những quy định pháp lý nhất định. Những nguyên tắc sau đây có tính chất thông lệ được nhiều nước sử dụng:
+ Nguyên tắc: “Lợi nhuận ròng đã thực hiện”;
+ Nguyên tắc: “Bảo toàn vốn”;
+ Nguyên tắc: “Tài chính lành mạnh”;
* Nhu cầu hoàn trả nợ vay
Nếu công ty đã sử dụng nhiều nợ dài hạn để đầu tư thì cần phải giữ lại phần nhiều lợi nhuận để chuẩn bị cho việc trả nợ.
* Cơ hội đầu tư
Nếu công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng tăng trưởng cao thì công ty có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận ròng tái đầu tư.
* Mức doanh lợi vốn của công ty
Nếu công ty có mức doanh lợi vốn đạt cao hơn so với các DN khác thì các cổ  đông  có  xu  hướng  muốn  để  lại  phần  lớn  lợi  nhuận  ròng  để  tái  đầu  tư  và ngược lại.
* Sự ổn định về lợi nhuận của công ty
Nếu  công  ty  có  mức  lợi  nhuận  tương  đối  ổn  định  hoặc  chắc  chắn  tăng trong tương lai thì công ty có thể dành phần lớn lợi nhuận ròng để chi trả cổ tức và ngược lại. 
*Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn
Những công ty lớn, có thời gian hoạt động lâu, có lợi nhuận tương đối ổn định, có uy tín cao... thường có khả năng dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính. Vì vậy, các công ty này có thể dành tỷ lệ cao lợi nhuận sau thuế để trả 
cổ tức và ngược lại.
* Xu thế của nền kinh tế 
Trong thời kì nền kinh tế suy thoái, ít có cơ hội đầu tư, lãi suất thị trường sụt giảm. Nếu công ty có nhu cầu về vốn, có thể dễ dàng vay vốn với khối lượng lớn với lãi suất thấp, thì Công ty có thể dành phần lớn lợi nhuận ròng để trả cổ tức và ngược lại
* Quyền kiểm soát công ty Nếu các cổ đông của Công ty muốn duy trì quyền quản lý và kiểm soát Công ty thì thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận ròng để tái đầu tư và ngược lại.
 
Thuế thu nhập cá nhân
 
* Thuế thu nhập cá nhân
Do thuế thu nhập cá nhân thường đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến hoặc có sự khác nhau về thuế suất giữa cổ tức và lãi vốn, nên nhiều công ty căn cứ vào sự khác biệt đó để xác định mức trả cổ tức. Chẳng hạn, nếu như thuế suất cổ tức thấp hơn thuế suất lãi vốn thì cổ đông thích trả cổ tức hơn và ngược lại.

3.2. Các chính sách cổ tức của công ty cổ phần

a) Chính sách ổn định cổ tức
Theo chính sách  này Công ty đảm bảo duy trì việc trả cổ tức liên tục qua các năm, mức trả cổ tức qua các năm là tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận hàng năm có thể biến động. Hiện nay do hiện tượng lạm phát làm cho các   công ty có xu hướng trả cổ tức tăng trưởng theo một tỷ lệ nhất định. Việc thực hiện chính sách  ổn định cổ tức mang lại cho Công ty những lợi ích 
+ Tạo tiền đề cho việc tăng giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường, do tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông.
Những Công ty thực hiện trả cổ tức ổn định sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở khả năng nhận được thu nhập dưới hình thức cổ tức một cách chắc chắn, điều này tạo ra một hình ảnh đẹp, ổn định kinh doanh của công ty, dẫn đến làm tăng giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường và ngược lại.
+   Tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  việc  quản  lý,  điều  hành  hoạt  động  kinh doanh của Công ty.
Thực  hiện  trả  cổ  tức  ổn  định  dẫn  đến  ổn  định  thành  phần  cổ  đông,  tạo thuận lợi cho công tác quản lý Công ty và ngược lại.
+ Tạo điều kiện để chứng khoán của Công ty được niêm yết, trao đổi trên thị trường Sở giao dịch.
Việc trả cổ tức ổn định là một trong các điều kiện để cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, tạo thuận lợi cho Công ty trong việc huy động vốn đầu tư trên thị trường.
Tuy nhiên việc trả cổ tức ổn định làm cho Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận để lại để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, bổ sung, tăng vốn kinh doanh.
b) Chính sách thặng dư cổ tức
 
Theo chính sách này, công ty cổ phần chỉ thực hiện việc chi trả cổ tức sau khi đã ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, đảm bảo cơ cấu huy động vốn tối ưu cho đầu tư của Công ty.
Như vậy, chính sách  cổ tức này bị phụ thuộc vào cơ hội đầu tư của công ty. 
Lý do chủ yếu để lựa chọn chính sách trả cổ tức này là:
- Một là: Trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng 
- Hai là: Công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn. 
- Ba là: Giúp cổ đông tránh thuế hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân.
-Bốn là: Tránh phải phân chia quyền kiểm soát, biểu quyết.
Tuy nhiên, nếu như việc giữ lại lợi nhuận mà không có cơ hội đầu tư tốt sẽ làm cho thu nhập thực tế của cổ đông bị sụt giảm, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, dẫn đến nhà đầu tư đánh giá thấp và có thể trả giá thấp về  cổ phiếu của công ty. 

3.3. Các quỹ của công ty cổ phần:

Các quỹ của Công ty cổ phần được quy định tại điều lệ công ty. Công ty cổ phần có thể trích lập các quỹ như đối với công ty  do nhà nước, bao gồm: quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển,  quỹ  khen thưởng ban điều hành.
Mức trích  lập lợi nhuận sau thuế vào các quỹ  do  Đại hội đồng cổ đông quyết định. 

4. Sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

1. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp:
Việc trích lập, quản lý, quyết toán việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.  Quỹ  đầu  tư  phát  triển  được  dùng  để  bổ  sung  vốn  điều  lệ  cho  doanh nghiệp.
3. Quỹ khen thưởng được dùng để: 
a)  Thưởng  cuối  năm  hoặc  thường  kỳ  trên  cơ  sở  năng  suất  lao  động  và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp.
c) Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp. Mức thưởng theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này do Tổng giám đốc  hoặc  Giám  đốc  quyết  định.  Riêng  Điểm  a  Khoản  này  cần  có  ý  kiến  của Công đoàn doanh nghiệp trước khi quyết định.

5. Quỹ phúc lợi được dùng để:

a)  Đầu  tư  xây  dựng  hoặc  sửa  chữa  các  công  trình  phúc  lợi  của  doanh nghiệp.
b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
Việc sử dụng quỹ  phúc lợi do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.
5. Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp được sử dụng để thưởng cho Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban   Tổng giám đốc (Ban Giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng doanh nghiệp. Mức thưởng do chủ sở hữu quyết định gắn với tiêu chí đánh giá các chức danh này và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn