Cách tính giá trị thời gian của tiền tệ


Thực tiễn hoạt  động tài chính chỉ  rõ: Một  đồng ngày hôm nay có  giá  trị hơn một đồng trong tương lai, bởi 3 lý do sau:

+ Thứ nhất: Do lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá.
+ Thứ hai: Do rủi ro trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày.
+ Thứ  ba: Do cơ hội đầu tư làm cho một  đồng ngày hôm nay nếu  để  tới  ngày  mai, ngoài tiền gốc còn có  tiền lãi do chính nó  sinh ra, còn một  đồng  ở tương lai vẫn chỉ là một đồng mà thôi.
=>  Thực tế  này cho thấy tiền tệ  có  giá trị  theo  thời gian (time value  of money), có nghĩa là một đồng tiền ngày hôm nay có giá trị lớn hơn một đồng tiền trong tương lai. 
Tiền lãi  (I)  và  Lãi suất  (r)  chính  là  chỉ tiêu  đo lường giá trị thời gian  của tiền tệ, tuy nhiên Lãi suất được sử dụng phổ biến hơn vì nó có thể so sánh được.  
Có  hai phương pháp để tính toán giá trị thời gian của tiền đó là phương pháp lãi đơn và phương pháp lãi kép. Trong đó, phương pháp lãi kép được sử dụng phổ biến trong quá trình đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính của doanh nghiệp
 
 
Để  hiểu  rõ  cách  ứng  dụng  nguyên  lý  giá  trị  thời  gian  của  tiền  tệ  trong quản trị tài chính doanh nghiệp, người học cần nắm được kĩ thuật tính toán giá  trị  tương lai và giá trị hiện tại của tiền tệ.
 
1. Giá  trị  tương lai của tiền tệ:  Giá trị tương lai của tiền tệ  là  tổng số tiền sẽ  thu  được  ở một thời điểm trong tương lai  do đầu tư  mang lại  với một lãi suất nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền 
Gọi  V0 : Khoản vốn đầu tư ở hiện tại
FV n : Giá trị tương lai sau n kỳ hạn
r  : Lãi suất một kỳ hạn
Ta có: FVn = V0 (1+r)^n    (1)
(1+r)^n: Là thừa số lãi.
1.2. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
a) Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ bất kỳ 
+Phát sinh cuối kỳ
Trong đó: Ct là khoản tiền phát sinh tại thời điểm t.
+Phát sinh đầu kỳ

b)  Giá  trị  tương lai của một chuỗi tiền tệ  đồng nhất (niên kim cố  định).Chuỗi tiền tệ đồng nhất là những khoản tiền bằng nhau phát sinh ở từng thời kỳ.
Gọi   C : Là khoản tiền phát sinh mỗi kỳ bằng nhau
- Trường hợp khoản tiền (C) phát sinh cuối mỗi kỳ:
- Trường hợp khoản tiền (C) phát sinh đầu mỗi kỳ:
Trong đó: ((1+r)^n -1)/r là thừa số lãi

2. Giá trị hiện tại của tiền tệ

Giá  trị  hiện tại của tiền tệ  là  giá  trị  của tiền tệ  được tính  đổi về  thời  điểm hiện tại (gọi là thời điểm gốc) theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định.

2.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền

Cách xác định:

Trong đó:   r :Lãi suất chiết khấu
(1/(1 + r)^n) : Hệ số chiết khấu
PV      :Giá trị hiện tại

2.2. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

a) Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ bất kỳ:
+ Phát sinh cuối kỳ
Trong đó:   
PV :  Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ bất kỳ
Ct : Khoản tiền phát sinh ở thời điểm t.
+ Phát sinh đầu kỳ
b) Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đồng nhất (niên kim cố định):
Gọi    C : Là khoản tiền phát sinh mỗi kỳ bằng nhau
- Trường hợp số tiền (C) phát sinh cuối mỗi kỳ:

c) Giá trị hiện tại của dòng tiền vô hạn

Trong  rất  nhiều  trường  hợp  chúng  ta  gặp  dòng  tiền  vô  hạn  tức  là  một chuỗi tiền tệ với các khoản tiền phát sinh kéo dài mãi mãi. 
Dựa theo tính chất của các khoản tiền phát sinh, có thể phân biệt dòng tiền vô hạn thành: dòng tiền đều vô hạn, dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn và dòng tiền tăng trưởng không đều. Cách xác định giá trị hiện tại của dòng tiền vô hạn dựa trên cơ sở cách xác định giá trị hiện tại của dòng tiền thông thường. 
Sau  đây chúng ta sẽ  đi sâu xem xét cách xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều vô hạn và dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn.
+ Dòng tiền đều vô hạn:
Các khoản tiền phát sinh ở mỗi kỳ đều bằng nhau và kéo dài mãi mãi sẽ tạo ra dòng tiền đều vô hạn( CF1=CF1=……..=A)

Giá trị hiện tại của dòng tiền đều vô hạn được xác định như sau:

+ Dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn:

Các khoản tiền phát sinh trong chuỗi tiền tệ tăng trưởng với tốc độ không đổi và kéo dài mãi mãi sẽ tạo ra dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn (tăng trưởng đều vĩnh viễn) 
Giá trị hiện tại của dòng tiền tăng trưởng đều vĩnh viễn được xác định như sau:

+ Dòng tiền tăng trưởng không đều

Trường hợp dòng  tiền không đều thì để đơn giản hóa, ta có th ể giả định dòng tiền tăng trưởng hai giai đoạn, giai đoạn n năm đầu được giả định là tăng trưởng với  tỷ  lệ  là  g  khác  nhau, từ  năm  thứ n+1 trở đi được giả định  là  tăng trưởng đều với tỷ lệ là g’, khi đó công thức xác định giá trị hiện tại là:
 
Chúc bạn thành công !
 

Các tin cũ hơn