Câu hỏi trắc nghiệm phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm


Câu hỏi trắc nghiệm phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm

Câu hỏi trắc nghiệm phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm như: Đối tượng tập hợp chi phí khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc thường là gì? Khi xác định sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân cả kỳ có thể KHÔNG sử dụng thông tin nào?
Câu 1: Phương pháp xác định chi phí theo công việc có thể áp dụng cho những sản phẩm có đặc điểm nào?
 
 A: Giá bán không thể xác định được trước khi sản xuất
 
B:  Sản phẩm có giá trị nhỏ
 
C:  Sản phẩm đơn chiếc
 
D:  Sản phẩm có kích thước nhỏ
 
Câu 2: Đối tượng tập hợp chi phí khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc thường là gì?
 
A:  Sản phẩm sản xuất
 
B:  Phân xưởng sản xuất
 
C:  Khoản mục chi phí sản xuất
 
D:  Dây chuyền sản xuất
 
Câu 3: Khi xác định sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân cả kỳ có thể KHÔNG sử dụng thông tin nào?
 
A: Sản lượng dở dang đầu kỳ
 
B:  Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
 
C:  Sản lượng dở dang cuối kỳ
 
D:  Sản lượng hoàn thành trong kỳ
 
Câu 4: Báo cáo sản xuất là
 
A:  Báo cáo tài chính
 
B:  Báo cáo quản trị
 
C:  Báo cáo kiểm toán
 
D:  Báo cáo thuế
 
Câu 5: Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, giá thành đơn vị KHÔNG bao gồm:
 
A:  Chi phí sản xuất kỳ hiện hành
 
B:  Chi phí sản xuất kỳ trước và kỳ hiện hành
 
C:  Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp
 
D:  Chi phí sản xuất kỳ trước
 
Câu 6: Công ty tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước hàng năm dựa trên số giờ lao động trực tiếp. Tổng chi phí sản xuất chung ước tính từ đầu năm là 580.000.000 đồng và tổng số giờ lao động trực tiếp là 40.000 giờ. Thực tế trong năm tổng chi phí sản xuất chung phát sinh là 720.000.000 đồng và 41.000 giờ lao động trực tiếp. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước là:
 
A:  17.561
 
B:  18.000
 
C:  14.500
 
D:  14.146
 
Câu 7 : Công ty tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước hàng năm dựa trên số giờ lao động trực tiếp. Tổng chi phí sản xuất chung ước tính từ đầu năm là 580.000.000 đồng và tổng số giờ lao động trực tiếp là 40.000 giờ. Thực tế trong năm tổng chi phí sản xuất chung phát sinh là 720.000.000 đồng và 41.000 giờ lao động trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu hay thừa và thiếu/thừa bao nhiêu?
 
A:  Phân bổ thiếu 125.500.000đ
 
B:  Phân bổ thừa 140.000.000đ
 
C:  Phân bổ thừa 125.500.000đ
 
D:  Phân bổ thiếu 140.000.000 đ
 
Câu 8: Công ty A sử dụng tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước là 21.500 đ trên một giờ lao động trực tiếp. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước tính trên 8.000 giờ lao động trực tiếp và 172.000.000 đ chi phí sản xuất chung ước tính. Tổng chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ là 173.600.000 đồng và tổng số giờ lao động trực tiếp trong kỳ là 8.250 giờ Xác định chi phí SXC phân bổ thiếu/thừa? Mức độ thiếu/thừa?
 
A:  Phân bổ thiếu 1.600.000đ
 
B:  Phân bổ thừa 1.600.000đ
 
C:  Phân bổ thừa 3.775.000 đ
 
D:  Phân bổ thiếu 3.775.000đ
 
Câu 9: Công ty A sử dụng tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước là 21.500 đ trên một giờ lao động trực tiếp. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước tính trên 8.000 giờ lao động trực tiếp và 172.000.000 đ chi phí sản xuất chung ước tính. Tổng chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ là 173.600.000 đồng và tổng số giờ lao động trực tiếp trong kỳ là 8.250 giờ. Giả sử chi phí SXC không phân bổ hết hoặc phân bổ thừa được hạch toán vào giá vốn hàng bán. Hãy xác định ảnh hưởng của chênh lệch chi phí SXC đến lợi nhuận gộp
 
A:  Lợi nhuận gộp tăng 1.600.000đ
 
B:  Lợi nhuận gộp tăng 3.775.000đ
 
C:  Lợi nhuận gộp giảm 3.775.000đ
 
D:  Lợi nhuận gộp giảm 1.600.000đ
 
 
Câu 10 : Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, số lượng tài khoản "sản phẩm dở dang" cần mở là
 
A:  Phụ thuộc vào số lượng phân xưởng tham gia vào quá trình sản xuất
 
B:  Phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất
 
C:  Duy nhất 1 tài khoản
 
D:  Nhiều hơn 1 tài khoản
 
Xem thêm:
 
 

Các tin cũ hơn