Công việc kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics


Công việc kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
 
- Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp:

Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kê't hợp bâ't cứ yêu tô' nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cẩu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.

  • Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thông. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng đê’ thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, luư cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chê', làm thủ tục thông quan,... cho tới cung cap dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thông đổng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phôi hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,... Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cap dịch vụ logistics.
  • Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một họp đồng duy nhâ't với người kinh doanh vận tải đa phưong thức (MTO - Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhâ't cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung câp dịch vụ logistics.

    - Kinh doanh dịch vụ logistic là một trong những ngành kinh doanh chuyên cung cấp những lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quôc tế. Kinh doanh dịch vụ logistic bao gồm kinh doanh dịch vụ logistic nội địa và quôc tế. Hoạt động kinh doanh dịch vụ logsitics có những đặc điểm ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh như sau:

    + Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội như hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế... Do vậy, kinh doanh dịch vụ logistic thường bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: Kinh doanh dịch vụ kho bãi, kinh doanh dịch vụ vận tải trong nước và quốc tế, kinh doanh dịch vụ hải quan,... Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc xác định chi phí kinh doanh dịch vụ logistics. Chi phí logistics phụ thuôc vào việc xem xét các hoạt động logistics. Chi phí logistics có thể được phân loại thành 3 nhóm như sau:

    Chi phí vận tải: bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ một điểm đên một điểm khác cùng vói các chi phí của các dịch vụ liên quan cần thiết cho việc vận chuyển đó. Như vậy, chi phí xếp và dỡ hàng hóa được bao gồm trong chi phí vận tải, nhưng những chi phí liên quan khác mà không thật cần thiết, như các chi phí phát sinh trung gian - lưu kho, đóng gói - mở gói và các dịch vụ xử lý hàng hóa khác (cargo handling services) lại không bao gồm trong chi phí vận tải đó.

Chi phi logistics phụ khác: bao gồm chi phí của các hoạt động liên quan đến dây chuyên logistics nhưng ngoại trừ vận tải. Ví dụ các hoạt động thuôc loại này là lưu kho ở những điểm trung gian, việc hoạt động khai thác các trung tâm đóng hàng, việc đóng gói - mở gói phát sinh trung gian, v.v...

^Chỉ phí tôn kho chủ động: Mức độ tồn kho chủ động nhằm đánh giá trình độ dịch vụ kê't câu hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải. Khi một đâ't nước có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải kém, các doanh nghiệp cần phải có mức độ tồn kho cao để đáp ứng các yêu cầu dự phòng. Duy trì mức độ tồn kho là điều tôn kém vì nó tồn đọng vốn, qua đó gia tăng đáng kê’ chi phí đon phưong, làm giảm khả năng cạnh tranh và năng suất lao động.

+ Mỗi loại sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic tạo ra có tính khác nhau nhưng những sản phẩm này đều có đặc điểm là không có hình thái vật chất, không có quá trình xuâ't nhập kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định. Do đó, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có nhiều đặc điểm khác biệt so vói kế toán trong doanh nghiệp sản xuâ't thông thường.

+ Trong kinh doanh dịch vụ logistic quá trình sản xua't và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành đổng thòi vì dịch vụ được thực hiện trực tiếp vói khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến kê' toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kinh doanh dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận/ vôn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vôh nhanh. Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thòi vụ và khách hàng.

Vào mùa cao điểm, lượng hàng giao dịch xuâ't - nhập khẩu sẽ nhiều.

  • Đôì tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ logistic cũng không ổn định và luôn biên động phức tạp. Do đó, công tác kế toán tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không những phải chặt chẽ mà còn phải linh động đê’ phù hợp với tùng đơn vị, doanh nghiệp.
  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic cũng phụ thuộc vào chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách thuế của nhà nước. Sự thay đổi của hai chính sách này có ảnh hưởng lớn tới kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

62. Phân loại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Logistics đã trở thành một lĩnh vực ngày càng được công nhận rộng rãi trong hơn hai thập kỷ qua. Sự cần thiết của việc thuê ngoài các hoạt động logistics như vận tải, kho bãi, đóng gói và các hoạt động giá trị gia tăng khác đang trở thành xu hướng tất yêu để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng thông qua việc vận chuyên hàng hóa và dịch vụ với thời gian và chi phí tối ưu nhất. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp ngày càng không ngừng tìm kiếm các giải pháp và chiến lược mới để phát triển và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Và thuê ngoài là một trong những chiến lược có thể dẫn đên khả năng cạnh tranh cao hơn cho các doanh nghiệp. Thực tế này đã thúc đẩy các doanh nghiệp logistics không những gia tăng về số lượng mà còn bao gồm cả chất lượng. Chúng trở thành một khâu quan trọng và thiết yếu của chuỗi cung ứng. Tùy theo khả năng và quy mô, mỗi doanh nghiệp logistics có thể đảm nhận một hoặc một vài, thậm chí tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Trong bôì cảnh đó, có rất nhiều cách để phân loại các doanh nghiệp logistics như phân loại theo các hình thức logistics, phân loại theo phạm vi lãnh thổ hay phân loại theo đối tượng hàng hóa... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp logistics theo hình thức logistics. Theo đó, các doanh nghiệp logistics được phân loại như sau:

  • Doanh nghiệp logistics bên thứ nhất (1PL - First Party Logistics): Các doanh nghiệp 1PL thực châ't chính là các nhà sản xuất, người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong quá trình sản xuât kinh doanh của mình. Theo hình thức này, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa phải tự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các hoạt động logistics. Vì vậy, hình thức này sẽ làm cho bộ máy hoạt động của doanh nghiệp trở nên cồng kềnh, do đó, nếu doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng vê' cơ sở vật châ't, phương tiện cũng như nguồn nhân lực không đủ khả năng đáp ứng về trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thì việc vận dụng hình thức này sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên cồng kềnh và kém hiệu quả.

 

  • DN logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): Là nhà cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan...) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng mà chưa tích họp hoạt động logistics.

 

  • DN logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL): Là những người làm dịch vụ logistics trọn gói nhằm quản lý cả dòng chảy nguyên liệu, hàng hóa lẫn thông tin, giúp khách hàng kiểm soát hiệu quả và hiệu lực một phần hoặc cả dây chuyền cung ứng. Trên thực tê', đó là những nguời làm dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải, phát chuyển nhanh... cung cấp những dịch vụ tích hợp theo một yêu cầu cụ thể nhằm đáp ứng cao việc luân chuyển nguyên liệu, sản phẩm của khách hàng. Như vậy, so với các nhà cung cấp dịch vụ 1PL và 2PL thì các 3PL cung câ'p các dịch vụ mang tầm chiến thuật hơn, thường vào một sô'mắt xích nào đó trong chuỗi cung ứng. Do đó, nếu chỉ cung cấp các dịch vụ kho vận đơn giản, thuần túy... mà không tích hợp chúng thành quá trình, chuỗi dịch vụ, người cung ứng dịch vụ khó có thê thỏa mãn khách hàng về mặt giảm chi phí cũng như tính đáp ứng nhanh.

    Nợ TK 1388 - Phải thu khác

    Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

    + Khi nhận lại tiền chi hộ:

    Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

    Có TK 1388 - Phải thu khác.

    * Ví dụ minh họa:

    • Doanh nghiệp logistics bên thứ tư (4PL hay FPL): FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL. Nhà cung cấp dịch vụ logistics 4PL là người hợp nhâ't, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết của mình với các tổ chức khác để thiê't kế, xây dựng và vận hành các giải pháp toàn diện cho chuỗi cung úng trong đó bao gồm việc sử dụng dịch vụ của một sô' nhà cung câ'p dịch vụ logistics 3PL khác nhau. Như vậy, trong khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL thực hiện một chức năng logistics cụ thể nào đó thì một nhà cung cap dịch vụ logistics 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics thông qua việc sử dụng nguồn lực và khả năng của mình để quản lý dòng lưu chuyển vật tư, hàng hóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vân logistics...
    •  
    • Doanh nghiệp logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): Là người thiết kê'và tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động của 3PL, 4PL cũng như cung cấp hệ thống thông tin tích hợp để đảm bảo dòng thông tin liên tục và tăng khả năng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. Theo hình thức này, các nhà cung cap 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đêh cung và cầu trên thị trường dịch vụ logistics điện tử. Như vậy, các doanh nghiệp 5PL hoạt động trên nền tảng hoàn thiện dòng chu chuyển của nguyên vật liệu trên toàn chuỗi cung ứng, vói mục đích ứng dụng và phát triển các chuỗi cung ứng linh hoạt, nhằm thỏa mãn nhu cầu tất cả các thành viên trong chuỗi. Hình thức 5PL phát triển nhằm phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử.

      Trong 05 (năm) loại hình doanh nghiệp LSP nói trên, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay đều lựa chọn phát triển hoạt động kinh doanh logistics của doanh nghiệp mình theo chiến lược doanh nghiệp 3PL là chiếm đa số và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

      3. Kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

      Kế toán doanh thu, chi phí sản xuất của dịch vụ logistics về mặt cơ bản giống với các loại hình dịch vụ kinh doanh khác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dịch vụ logistics thường phát sinh các khoản thu chi hộ. Kế toán ghi:

      Nợ TK 3388 - Phải trả phải nộp khác

      Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

      Nợ TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

      Có TK 3388 - Phải trả phải nộp khác

      + Khi chi hộ khách hàng:

      • Khi thu hộ khách hàng:
      • Khi trả lại tiền thu hộ:
      • Hạch toán khoản chi hộ.
    1. Công ty TNHH logistics Thế Vỹ chuyên thực hiện các hoạt động giao nhận vận tải trong nước và quôc tế. Công ty quản lý hàng tồn kho theo phưong pháp kê khai thường xuyên, tính thuếGTGT theo phương pháp khâu trừ. Trong tháng phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải đường biển như sau: (Đơn vị tính: l.OOOđ)
    2. Tiền phí vận đơn, THC, D/O đường biển thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 5.000
    3. Thanh toán tiền dịch vụ vận chuyển cho hãng tàu biển SEETHING bằng TGNH ngoại tệ 1.000 USD. Biết rằng Tỷ giá giao dịch thực tế: TG mua vào 22.500 USD/VND, TG bán ra bán ra 22.700 USD/VND, tỷ giá xuất quỹ = 21.500 USD/VND.
    4. Công ty CP X 20 chuyển khoản nhờ thanh toán hộ tiền cước vận tải biển cho Công ty TNHH OOCL LOGISTICS Việt Nam 22.000
    5. Tiền lương phải trả nhân viên làm dịch vụ logistics đường biển 40.000. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí
    6. Tiền lương phải trả nhân viên quản lý điều hành bộ phận logistics 30.000. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí
    7. Chi phí thuê tủ đựng tài liệu tại cảng Hải Phòng 5.500 (bao gổm cả thuếGTGT 10%) bằng tiền mặt của dịch vụ giao nhận vận tải đường biển.
  1. Khâu hao TSCĐ sử dụng bộ phận quản lý logistics: 10.000
  2. Tập hợp các hóa đơn dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán liên quan đến hoạt động logistics: 11.000 (bao gồm cả thuếGTGT 10%)
  3. Chuyển tiền qua ngân hàng trả hộ phí vận tải của công ty CP X 20 cho TNHH OOCL LOGISTICS Việt Nam

II. Tài liệu bổ sung: (Đon vị tính: l.OOOđ)

  1. Trong tháng công ty thực hiện cung ứng được dịch vụ giao nhận vận tải hàng không 200.000; đường biển 300.000 và đường bộ 100.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng đã thu bằng chuyển khoản.
  2. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho tùng loại hình giao nhận vận tải theo doanh thu cung ứng dịch vụ của tháng.

Yêu cẩu:

  1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng.
  2. Tổng hợp chi phí, tính giá thành cho dịch vụ logistics đường biển.

Bài giải:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tếphất sinh. (Đon vị tính: l.ooođ)

1. NợTK 621 (BIEN)

5.000

 

Có TK 112

5.000

 

2. NợTK 621(BIEN)

22.500

(22,5x1.000 USD)

Có TK 515

1.000

 

Có TK1122

21.500

(21,5 X 1.000 USD)

3. Nợ TK 1121

22.000

 

Có TK 388 (X20)

 

22.000

 

4. Nợ TK 622 (BIEN)

Có TK 334

40.000

40.000

Nợ TK 622 (BIEN)

9.400

 

Nợ TK 334

4.200

 

Có TK 338

 

13.600

5. Nợ TK 627 (CHUNG)

30.000

 

Có TK 334

 

30.000

Nợ TK 627 (CHUNG)

7.000

 

Nợ TK 334

3.100

 

Có TK 338

 

10.100

6. Nợ TK 627 (BIEN)

5.000

 

Nợ TK 133

500

 

Có TK 111

 

5.500

7. Nợ TK 627 (CHUNG)

10.000

 

Có TK 214

 

10.000

8. Nợ TK 627 (CHUNG)

10.000

 

Nợ TK 133

1.000

 

Có TK 111

 

11.000

9 Nợ TK 388 (X20)

22.000

 

Có TK 112

 

22.000

 

 

Doanh thu trong tháng của dịch vụ logistics:

NợTK112                          660.000

Có TK 511 (BIEN)

Có TK511 (KHONG)

Có TK 511 (BO)

Có TK 333 (3331)

300.000

200.000

100.000

60.000

 

2. Tính giá thành dịch vụ giao nhận vận tải biển

Tập hợp Chi phí sản xuất chung cần phân bổ

TK 627 (CHUNG) = 30.000 + 7.000 + 10.000 + 10.000 = 57.000

Phân bổ dịch vụ đường biển = 57.000 X 300.000/(600.000)

28.500

- Tổng hợp chi phí dịch vụ phát sinh trong tháng của

dịch vụ đường biển

Nợ TK 154 (BIEN)

Có TK 621

Có TK 622

Có TK 627

110.400

27.500

49.400

  1. (5.000 + 28.500)
 

Giá thành dịch vụ đường biển = CPSX phát sinh tháng

NợTK632                 110.400

 

Có TK 154

110.400

 
 

Chúc bạn thành công !

 

Các tin cũ hơn