Định khoản Phải thu của khách hàng theo TT 200. Phải thu của khách hàng là các khoản phải thu của khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành
Theo TT 200, để định khoản Phải thu của khách hàng chúng ta sử dụng tài khoản 131.
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng là TK dùng để phản ánh: Các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.
– Nếu các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), định khoản :
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán bán chưa thu được tiền
Có TK 511: Trị giá bán chưa có thuế
Có TK 333: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
– Nếu các khoản thuế gián thu không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp, định khoản:
Nợ TK TK 131: Tổng thanh toán bán chưa thu được tiền đã bao gồm thuế
Có TK 511: Tổng thanh toán bán chưa thu được tiền đã bao gồm thuế.
Đồng thời, định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, hạch toán:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
Nợ TK 131: Trị giá tiền bán chưa thu được tiền
Nợ TK 635: Khoản lỗ về nhượng bán các khoản đầu tư tài chính
Có các TK 121, 128, 221, 222, 228, …: Trị giá tiền bán chưa thu được tiền
Có TK 515: Khoản lãi về nhượng bán các khoản đầu tư tài chính.
2. DN có hoạt động chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán.
Có 2 trường hợp xảy ra:
Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá. Ghi nhận riêng khoản chiết khấu, giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, định khoản theo 2 khả năng xảy ra:
– Tách ngay được các khoản thuế phải nộp, ghi nhận chiết khấu, giảm giá không bao gồm thuế phải nộp, định khoản:
Nợ TK 5211, 5213: Trị giá chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán chưa có thuế
Nợ TK 333: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của hàng giảm giá, chiết khấu thương mại
Có TK 131: Tổng số tiền giảm giá, chiết khấu thương mại.
– Không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, ghi nhận chiết khấu, giảm giá bao gồm cả thuế phải nộp, định khoản:
Nợ TK 5211, 5213: Trị giá chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán bao gồm cả thuế
Có TK 131: Trị giá chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán bao gồm cả thuế.
3. Khi DN bị khách hàng trả lại hàng
3.1 Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp.
Ghi nhận hàng bán bị trả lại bao gồm cả thuế phải nộp, kế toán định khoản:
Nợ TK 5212: Trị giá hàng bán bị trả lại bao gồm thuế
Có TK 131: Trị giá hàng bán bị trả lại bao gồm thuế (chi tiết đối tượng).
3.2 Trường hợp tách ngay được các khoản thuế phải nộp.
Ghi nhận hàng bán bị trả lại không bao gồm thuế phải nộp, kế toán định khoản:
Nợ TK 5212: Trị giá hàng bán bị trả lại chưa có thuế
Nợ TK 333: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của hàng bán bị trả lại (chi tiết cho từng loại thuế khác)
Có TK 131: Tổng số tiền trả lại (chi tiết đối tượng).
4. Khi khách hàng thanh toán trước thời hạn.
Số chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng do thanh toán trước thời hạn quy định sẽ được trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, định khoản:
Nợ TK 635: Trị giá tiền chiết khấu thanh toán được hưởng
Có TK 131: Trị giá tiền chiết khấu thanh toán được hưởng.
5. Khi DN nhận được tiền do khách hàng thanh toán.
Khi nhận được tiền do khách hàng trả (cả tiền lãi), tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, định khoản:
Nợ các TK 111, 112,..: Tổng trị giá tiền phải thu của khách hàng bao gồm lãi
Có TK 131: Trị giá tiền phải thu của khách hàng (chi tiết đối tượng)
Có TK 515: Trị giá tiền lãi.
6. Khi khách hàng thanh toán bằng hàng (phương thức hàng đổi hàng).
Khi khách hàng thanh toán nợ bằng hàng (phương thức hàng đổi hàng). Căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi (tính theo giá trị hợp lý trong hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng của khách hàng) sẽ trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, định khoản:
Nợ các TK 151, 153, 156: Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa khách hàng thanh toán
Nợ TK 611: Mua hàng (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK)
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131: Tổng trị giá phải thu khách hàng (chi tiết đối tượng).
7. Phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
Kế toán phản ánh khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu, định khoản:
Nợ TK 131: Trị giá phải thu của khách hàng
Có TK 5113: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT phải nộp.
8. Định khoản khi trả lại số tiền thừa cho khách hàng.
Phản ánh khoản tiền thừa trả lại cho khách hàng, kế toán định khoản:
Nợ TK 131: Trị giá khoản tiền thừa trả lại cho khách hàng
Có các TK 111, 112, 3411, …: Trị giá khoản tiền thừa trả lại cho khách hàng.
9. Định khoản phải thu khách hàng vào Cuối kỳ.
Khi kế toán tiến hành lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Kế toán định khoản theo 2 trường hợp:
9.1 Khi phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, định khoản:
Nợ TK 4131: Trị giá chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 131: Trị giá chênh lệch tỷ giá hối đoái
9.2 Khi phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, định khoản:
Nợ TK 131: Trị giá chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 4131: Trị giá chênh lệch tỷ giá hối đoái
10. Định khoản khi không thể thu được số tiền chưa trả của khách hàng.
Khi DN không thể thu được số tiền chưa trả của khách hàng, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, định khoản
Nợ TK 2293: Số đã lập dự phòng tổn thất tài sản
Nợ TK 642: Số chưa lập dự phòng
Có TK 131: Trị giá phải thu của khách hàng.
Có TK 131: Trị giá chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Trên đây là toàn bộ các cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến Phải thu của khách hàng theo TT 200.
Xem thêm: Định khoản phải trả cho người bán theo TT133
Xem thêm:Bạn có thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy để lại ý kiến ( Họ tên, Số điện thoại hoặc Email, câu hỏi) của mình dưới dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn !
Bài Viết Mới Nhất