Phải trả cho người bán là khoản Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Sau đây là cách định khoản các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến Phải trả cho người bán
Theo TT 133, để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp, người bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ, BĐS đầu tư, … chúng ta sử dụng TK 331.
Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán là TK dùng để phản ánh: Tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của DN cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
1. Khi DN mua chịu
Khi DN mua chịu vật tư, hàng hóa, về nhập kho hoặc mua chịu tài sản cố định, bất động sản đầu tư, kế toán tiến hành phản ánh tổng giá trị phải thanh toán trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Khi thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu được tính theo pp khấu trừ, kế toán định khoản:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157: Trị giá hàng nhập khẩu chưa có thuế GTGT (PP kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611: Trị giá hàng nhập khẩu chưa có thuế GTGT (PP kiểm kê định kỳ)
Nợ các TK 2111, 2113: Trị giá hàng nhập khẩu chưa có thuế GTGT
Nợ các TK 1331, 1332: Trị giá thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT phải nộp
Có các TK 3332, 3333, 33381: Trị giá thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
– Khi thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu không được tính theo pp trực tiếp, kế toán định khoản:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157: Trị giá hàng nhập khẩu (PP kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611: Trị giá hàng nhập khẩu (PP kiểm kê định kỳ)
Nợ các TK 2111, 2113: Trị giá hàng nhập khẩu
Có TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Có TK 33312: Trị giá thuế GTGT phải nộp
Có các TK 3332, 3333, 33381: Trị giá thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
– Khi thuế GTGT đầu vào được tính theo pp khấu trừ, kế toán định khoản:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT (PP kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT (PP kiểm kê định kỳ)
Nợ các TK 2111, 2113: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT
Nợ các TK 1331, 1332: Trị giá thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán.
– Khi thuế GTGT đầu vào được tính theo pp trực tiếp, kế toán định khoản:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157: Trị giá hàng mua đã có thuế GTGT (PP kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611: Trị giá hàng mua đã có thuế GTGT (PP kiểm kê định kỳ)
Nợ các TK 2111, 2113: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT
Có TK 331: Tổng giá thanh toán.
2. DN đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu.
– Nếu thuế GTGT đầu vào được tính theo pp khấu trừ, định khoản:
Nợ TK 241: Trị giá XDCB dở dang theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Trị giá thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán.
– Nếu thuế GTGT đầu vào được tính theo pp trực tiếp, định khoản:
Nợ TK 241: Trị giá XDCB dở dang theo giá đã có thuế GTGT
Có TK 331: Trị giá XDCB dở dang theo giá đã có thuế GTGT.
3. DN thanh toán nợ cho người bán.
– Trường hợp thanh toán bằng tiền Việt Nam, định khoản:
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112, 341,…: Trị giá phải trả cho người bán.
– Trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ.
DN được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng phải trả hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ.
+ DN áp dụng tỷ giá giao dịch, định khoản:
Nợ các TK 331, 336, 338, 341, …: Trị giá phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có TK 1112: Trị giá phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế).
+ DN áp dụng tỷ giá ghi sổ, định khoản:
Nợ các TK 331, 336, 338, 341, …: Trị giá phải trả cho người bán (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (lỗ)
Có TK 1112: Trị giá phải trả cho người bán (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (lãi).
4. DN nhận lại tiền đã ứng trước cho người bán
Nếu DN ứng trước tiền cho người bán mà Người bán không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ cho DN, khi đó người bán trả lại tiền. DN nhận lại tiền của người bán, định khoản:
Nợ các TK 111, 112,…: Trị giá ứng trước cho người bán
Có TK 331: Trị giá ứng trước cho người bán.
5. Khi DN nhận bán hàng đại lý (bán đúng giá) hưởng hoa hồng.
– Khi bán hàng nhận đại lý, định khoản:
Nợ các TK 111, 112, 131, …: Tổng giá thanh toán
Có TK 331: Phải trả cho người bán (giá giao bán đại lý + thuế).
– Khi xác định hoa hồng đại lý được hưởng, tính vào doanh thu hoa hồng về bán hàng đại lý, định khoản:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Tiền thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, định khoản:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý)
Có các TK 111, 112, …: Phải trả cho người bán (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý).
6. Khi DN được hưởng chiết khấu thương mại (CKTM), giảm giá hàng mua hay trả lại hàng mua.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 331: Trị giá CKTM, giảm giá hàng mua, trị giá hàng trả lại
Có TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (ứng với số CKTM, giảm giá hàng mua, trị giá hàng trả lại)
Có các TK 151, 152, 153, 156, 157: : Trị giá CKTM, giảm giá hàng mua, trị giá hàng trả lại chưa có thuế GTGT (PP kê khai thường xuyên)
Có TK 611: : Trị giá CKTM, giảm giá hàng mua, trị giá hàng trả lại chưa có thuế GTGT (PP kiểm kê định kỳ)
Có các TK 2111, 2113: : Trị giá CKTM, giảm giá hàng mua, trị giá hàng trả lại chưa có thuế GTGT.
7. DN được hưởng chiết khấu thanh toán (CKTT).
DN mua hàng được hưởng CKTT và được tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, định khoản:
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Trên đây là toàn bộ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan đến Phải trả cho người bán theo TT 133.
Xem thêm: Kế toán tài sản, hàng hóa thừa, thiếu chờ giải quyết theo TT200
Xem thêm:
Bạn có thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy để lại ý kiến ( Họ tên, Số điện thoại hoặc Email, câu hỏi) của mình dưới dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn !
Bài Viết Mới Nhất