Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng


1. Khái quát chung

Định mức kinh tế - kỹ thuật là các trị số quy định về mức tiêu hao tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, vật liệu) và nhân công để hoàn thành một sản phẩm xây dựng nào đó được dùng để phục vụ sản xuất, thi công hay để lập giá dự toán trong xây dựng.
Định mức kinh tế - kỹ thuật được lập trên co sở các số liệu quan sát, thống kê thực tế đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, phản ánh đúng trình độ công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất trong xây dựng ở một giai đoạn nhất định.
Mục đích chủ yếu của hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí xã hội, bảo đảm các kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của các phương án sản xuất.
Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để kiểm tra chất lượng sản phẩm về mặt kỹ thuật, kiểm tra các chi phí và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của các quá trình sản xuất.
Trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, các đối tượng kinh tế - kỹ thuật ở đây là các tư liệu lao động, đối tượng lao động, quá trình sử dụng lao động cho sản xuất, sản phẩm tiêu dùng cho sinh hoạt, các quá trình thiết kế, công nghệ chế tạo, quá trình tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế...
 
Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng
 
Trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta hiện nay, vai trò quản lý sản phẩm xây dựng của Nhà nước còn rất lớn vì phần lớn các công trình xây dựng hiện nay sử dụng ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước thông qua việc ban hành hệ thống định mức xây dựng để quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đấu thầu xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị truờng.
Nghị định 99/2007/NĐ-CP quy định, hệ thống định mức xây dựng bao
gồm nhóm định mức kinh tế- kỹ thuật và nhóm các định mức tỷ lệ:
- Định mức kinh tế- kỹ thuật là căn cứ để lập đon giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp. Bao gồm: định mức dự toán xây dựng công trình; định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình; định mức vật tu trong xây dựng; định mức lắp đặt máy, thiết bị; định mức thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng...
- Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tu xây dựng bao gồm: tu vấn đầu tu xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công truờng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính truớc và một số công việc, chi phí khác.
Hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm nhiều loại định mức đặc trung và quy định cho các lĩnh vực khác nhau của quá trình xây dựng.

2. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Định mức chi phí quản lý dự án và tu vấn đầu tu xây dựng công trình đuợc xác định trên co sở các yêu cầu về nội dung và sản phẩm của công việc quản lý dự án và tu vấn đầu tu xây dựng; phù họp với quy định về phân loại, phân cấp, buớc thiết kế xây dựng công trình.

2.1. Định mức chi phí quản lý dự án

Định mức chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đua công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tu, lập dự án đầu tu, lập báo cáo kinh tế — kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thuờng giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tu;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tu, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; 
- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất luợng, khối luợng, tiến độ, chi phí xây
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi truờng của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất luợng vật liệu, kiểm định chất luợng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tu, nếu có;
- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù họp về chất luợng công trình, nếu có;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán họp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tu xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
Định mức chi phí quản lý dự án đuợc tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chua có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tu của dự án đầu tu xây dựng công trình đuợc duyệt.
Nội dung định mức chi phí quản lý dự án bao gồm chi phí tiền luơng, các khoản phụ cấp tiền luơng, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền thuởng, phúc lợi tập thể của cá nhân tham gia quản lý dự án, chi phí cho các dịch vụ công cộng, vật tu văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, hội thảo, tập huấn, công tác phí, thuê nhà làm việc, thuê phuơng tiện đi lại, thiết bị làm việc, chi phí mua sắm tài sản phục vụ quản lý, chi phí sửa chữa thuờng xuyên, sửa chữa lớn tài sản của ban quản lý, các khoản phí, lệ phí, thuế và các chi phí khác.
Bảng Định mức chi phí quản lý dự án
(Theo Công văn 1751IBXD-VP Ngày 14/8/2007)
 

TT

Loại cóng trình

Chi phí xảy dựng và thiết bị (tỷ đồng)

<7

10

20

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

10.000

1

Công trình dân dụng

2,304

2,195

1,862

1,663

1,397

1,368

1,254

1,026

0,793

0,589

0,442

2

Công trình

công

nghiệp

2,426

2,310

1,960

1,750

1,470

1,440

1,320

1,080

0,931

0,620

0,465

3

Công trình giao thông

2,062

1,964

1,666

1,488

1,250

1,224

1,122

0,918

0,791

0,527

0,395

4

Công trình thuỷ lợi

2,183

2,079

1,764

1,575

1,323

1,296

1,188

0,972

0,838

0,558

0,419

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

1,940

1,848

1,568

1,400

1,176

1,152

1,056

0,864

0,744

0,496

0,372

 

2.2. Định mức chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng

Tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các công việc sau:
- Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Thiết kế xây dựng công trình;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Giám sát khảo sát, giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị;
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án có yêu cầu phải lập báo cáo riêng;
- Lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, họp đồng..
- Tư vấn quản lý dự án;
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Kiểm tra và chứng nhận sự phù họp về chất lượng công trình;
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm;
- Các công việc tư vấn đầu tư xây dựng khác.
* Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng:
Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán gói thầu được duyệt.
 
Bảng Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng
(Theo Công văn 1751IBXD-VP Ngày 14/8/2007)

TT

Loại cóng trình

Chi phí xảy dựng (tỷ đồng)

<7

10

20

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

1

Công trình dân dụng

0,343

0,286

0,229

0,129

0,086

0,051

0,038

0,027

0,023

0,020

2

Công trình công nghiệp

0,429

0,372

0,257

0,143

0,100

0,064

0,047

0,036

0,030

0,024

3

Công trình giao thông

0,266

0,229

0,157

0,100

0,061

0,039

0,031

0,020

0,017

0,014

4

Công trình thuỷ lợi

0,286

0,239

0,200

0,110

0,064

0,041

0,033

0,021

0,019

0,016

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

0,300

0,257

0,215

0,114

0,072

0,043

0,036

0,023

0,020

0,017

 
Ghi chú:
- Đinh mức chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng công trinh tính theo định mức tại bảng trên và phân chia như sau:
+ Lập hồ sơ mời thầu: 40%
+ Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu: 60%
- Trường hợp phải sơ tuyển thì bổ sung thêm chi phí bằng 15% của chi phí lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu tính theo định mức tại bảng trên.

3. Định mức dự toán xây dựng công trình

3.1. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phẩn khảo sát xây dựng

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự toán khảo sát xây dựng) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối luợng công tác khảo sát xây dựng (nhu 1 m khoan, 1 ha đo vẽ bản đồ địa hình, 1 mẫu thí nghiệm...) từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác khảo sát theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm quy định.
Định mức dự toán khảo sát xây dựng đuợc lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn khảo sát xây dựng; quy phạm về thiết kế- thi công - nghiệm thu và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khảo sát xây dựng.
 
Định mức dự toán xây dựng công trình
 
Định mức dự toán khảo sát xây dựng bao gồm:
- Mức hao phí vật liệu trực tiếp:
Là số luợng vật liệu chính, vật liệu phụ để hoàn thành một đơn vị khối luợng công tác khảo sát xây dựng.
- Mức hao phí lao động trực tiếp:
Là số luợng ngày công lao động của kỹ su, công nhân trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối luợng công tác khảo sát xây dựng.
- Mức hao phí máy thi công trực tiếp:
Là số luợng ca sử dụng máy thi công trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối luợng công tác khảo sát xây dựng.
* Kết cấu của tập định mức dự toán khảo sát xây dựng theo Công văn 1779/BXD-VP Ngày 16/8/2007:
- Tập Định mức dự toán khảo sát xây dựng đuợc trình bày theo nhóm, loại công tác và đuợc mã hóa thống nhất bao gồm 17 chuơng:
Chương 1: Công tác đào đất, đá bằng thủ công
Chương 2: Công tác khoan tay
Chương 3: Công tác khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu trên cạn
Chương 4: Công tác khoan xoay bơm rửa bằng ôhg mẫu dưới nước
Chương 5: Công tác khoan guồng xoắn có lấy mẫu trên cạn
Chương 6: Công tác khoan guồng xoắn có lấy mẫu dưới nước
Chương 7: Công tác khoan đường kính lớn
Chương 8: Công tác đặt Ống quan trắc mức nước ngầm trong lỗ khoan
Chương 9: Công tác đo lưới khống chế mặt bằng
Chương 10: Công tác đo khống chế độ cao
Chương 11: Công tác đo vẽ chi tiết bản đồ trên cạn
Chương 12: Công tác đo vẽ chi tiết bản đồ dưới nước
Chương 13: Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình
Chương 14: Công tác thí nghiệm trong phòng
Chương 15: Công tác thí nghiệm ngoài trời
Chương 16: Công tác thăm dò địa vật lý
Chương 17: Công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất công trình
- Mỗi loại định mức được trình bày gồm: thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù họp để thực hiện công tác khảo sát xây dựng.
Các thành phần hao phí trong Định mức dự toán khảo sát xây dựng được xác định theo nguyên tắc sau:
- Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù họp với đơn vị tính của vật liệu.
- Mức hao phí vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí vật liệu chính.
- Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân, kỹ sư trực tiếp thực hiện công tác khảo sát.
- Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử
dụng.
- Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí sử dụng máy chính.
Định mức dự toán khảo sát xây dựng được áp dụng để xác định đơn giá khảo sát xây dựng công trình, làm cơ sở lập dự toán chi phí khảo sát xây dựng, tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

3.2. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phân xây dựng

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối luợng công tác xây dụng nhu lm3 tuờng gạch, lm3 bê tông, lm2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc .v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dụng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Định mức dự toán đuợc lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế- thi công - nghiệm thu', mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.).
Nhiệm vụ của công tác định mức dự toán là xây dựng hệ thống định mức dự toán tiên tiến phù họp với trình độ kỹ thuật xây dựng hiện tại. Hệ thống định mức này cần đáp ứng đuợc những yêu cầu sau:
- Tính toán đến những thành tựu của khoa học kỹ thuật xây dựng và kinh nghiệm tiến tiến, đồng thời xét đến khả năng thực tế thực hiện các định mức của các tổ chức xây dựng đang làm việc trong điều kiện bình thuờng.
- Khuyến khích tiến bộ kỹ thuật và lợi ích tập thể của nguời xây dựng trong việc nâng cao hiệu suất lao động của họ.
- Có luận chứng kinh tế — kỹ thuật và đảm bảo xác định đúng đắn giá trị dự toán xây dựng.
- Tạo khả năng giảm giá trị dự toán xây dựng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tu.
- Bao hàm tổng họp các chỉ tiêu cần thiết để kế hoạch hóa vốn đầu tu và công tác xây dựng, cũng nhu hạch toán sau khi công tác đuợc hoàn thành.
- Đáp ứng yêu cầu hạch toán trong xây dựng.
- Đảm bảo đơn giản thuận tiện khi áp dụng và giảm nhẹ công sức, thời gian khi lập tài liệu dự toán.
Định mức dự toán đuợc áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tu dự án đầu tu xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tu xây dựng công trình.
Định mức dự toán bao gồm:
- Mức hao phí vật liệu:
Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.
- Mức hao phí lao động:
Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng.
Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.
Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.
- Mức hao phí máy thi công:
Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
* Kết cấu tập định mức dự toán theo Công văn 1776/BXD-VP Ngày 16/8/2007:
- Tập định mức dự toán được trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất bao gồm 11 chương:
Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Chương lĩ: Công tác đào, đắp đất, đá, cát
Chương III: Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi
Chương IV: Công tác làm đường
Chương V: Công tác xây gạch đá
Chương VI: Công tác bê tông tại chỗ
Chương VII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn
Chương VIII: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ
Chương IX: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép
Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác
Chương XI: Các công tác khác
- Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù họp để thực hiện công tác xây dựng công trình đó.
Các thành phần hao phí trong Đinh mức dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:
- Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù họp với đơn vị tính của vật liệu.
- Mức hao phí vật liệu khác như vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.
- Mức hao phí lao động chính và phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng.
- Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử
dụng.
- Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.
 

Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn