Hồ sơ mời thầu - Hồ sơ dự thầu trong dự án đấu thầu


Hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

1. Căn cứ để lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được lập dựa trên các căn cứ:
- Quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở để quyết định đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác có liên quan.
Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.

2. Nội dung của hồ sơ mời thầu

Luật đấu thầu 2005 quy định, hồ sơ mời thầu đuợc lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
- Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên luợng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
- Yêu cầu về mặt tài chính, thuơng mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phuơng thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
 
 
- Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện líu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
Trên thực tế, hồ sơ mời thầu thuờng đuợc đóng thành 4 tập:
+ Tập I: Chỉ dẫn nhà thầu.
+ Tập II: Chỉ dẫn kỹ thuật.
+ Tập III: Tiên lượng mời thầu.
+ Tập IV: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

Hồ sơ dự thầu

1. Khái quát vê hồ sơ dự thầu

1.1. Khái niệm
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đuợc nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là muời lăm ngày đối với đấu thầu trong nuớc, ba muơi ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu.
Hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các bản vẽ, giải pháp thực hiện, biện pháp kỹ thuật và tiến độ thực hiện.
- Bảng tính tiên luợng và giá dự thầu.
- Các đề xuất kỹ thuật nếu có, đề nghị sửa đổi, bổ sung đối với các điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng áp dụng cho gói thầu do bên mời thầu đua ra.
- Bảo đảm dự thầu.
1.2. Bảo đảm dự thầu
Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu truớc thời điểm đóng thầu. Truờng họp áp dụng phuơng thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Giá trị bảo đảm dự thầu đuợc quy định trong hồ so mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhung không vuợt quá 3% giá gói thầu đuợc duyệt.
Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ so dự thầu cộng thêm ba muoi ngày.
Truờng họp cần gia hạn hiệu lực của hồ so dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tuơng ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong truờng họp này, nhà thầu không đuợc thay đổi nội dung hồ so dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và phải gia hạn tuơng ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Truờng hợp nhà thầu từ chối gia hạn hiệu lực của hồ so dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu.
Bảo đảm dự thầu đuợc trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba muoi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu đuợc hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện họp đồng theo quy định. Nhà thầu không đuợc nhận lại bảo đảm dự thầu trong các truờng họp sau đây:
- Rút hồ so dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ so dự thầu vẫn còn hiệu lực;
- Trong thời hạn ba muoi ngày kể từ khi nhận đuợc thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thuong thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thuong thảo, hoàn thiện xong nhung từ chối ký họp đồng mà không có lý do chính đáng;
- Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện họp đồng.

1.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu

1.3.1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn đuợc nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định.
1.3.2. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm ba buớc sau: Bước h Đánh giá sơ bộ.
* Kiểm tra tính họp lệ của hồ sơ dự thầu:
- Tính họp lệ của đơn dự thầu: Đơn dự thầu phải đuợc điền đầy đủ và có chữ ký của nguời đại diện họp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ truờng họp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên còn lại uỷ quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu;
- Tính họp lệ của thoả thuận liên danh: Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối luợng công việc phải thực hiện và giá trị tuơng ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả nguời đứng đầu liên danh và trách nhiệm của nguời đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
- Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tu; quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động họp pháp; Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất (nếu có yêu cầu);
- Số luợng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu;
- Sự họp lệ của bảo đảm dự thầu;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.
* Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng đuợc các điều kiện tiên quyết:
Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ so mời thầu sẽ bị loại và hồ so dự thầu không đuợc xem xét tiếp, cụ thể nhu sau:
+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ so mòi thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu. Truờng hợp nhà thầu cần thay đổi tu cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ so mời thầu, đăng ký tham gia đấu thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu truớc thời điểm đóng thầu;
+ Nhà thầu không bảo đảm tu cách họp lệ theo quy định của hồ so mời thầu;
+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhung không hợp lệ: có giá trị thấp hon, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thu bảo lãnh của ngân hàng);
+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
+ Đơn dự thầu không họp lệ;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện;
+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tu cách là nhà thầu chính;
+ Không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định của hồ sơ mời thầu;
+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
* Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển.
Đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, cần cập nhật các thông tin mà nhà thầu kê khai ở thời điểm sơ tuyển nhằm chuẩn xác khả năng đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
Bước 2: Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
* Đánh giá về mặt kỹ thuật:
Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đuợc quy định trong hồ so mời thầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung chua rõ, khác thuờng trong hồ so dự thầu. Chỉ những hồ so dự thầu đuợc chủ đầu tu phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới đuợc xác định giá đánh giá.
* Xác định giá đánh giá.
Bước 3: xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá.
Hồ so dự thầu có giá đánh giá thấp nhất đuợc xếp thứ nhất. Trong truờng họp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tu cho phép nhà thầu có hồ so dự thầu xếp thứ nhất vào thuơng thảo so bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thuơng thảo hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.

1.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (đối với gói thầu xây lắp)

Tiêu chuẩn đánh giá hồ so dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể nhu sau:
a. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kỉnh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tuơng tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện truờng tuơng tự;
- Năng lực kỹ thuật: số luợng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số luợng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn luu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị họp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá đuợc sử dụng theo tiêu chí “đạt ’ “không đạt ’ ’. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu trên thì đuợc đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
b. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật:
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tiên luợng kèm theo, cụ thể:
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công;
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi truờng và các điều kiện khác nhu phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
- Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số luợng, chủng loại, chất luợng và tiến độ huy động), vật tu và nhân lực phục vụ thi công;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
- Các biện pháp bảo đảm chất luợng;
- Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
- Tiến độ thi công;
- Các nội dung khác (nếu có).
c. Nội dung xác định giá đánh giá:
Việc xác định giá đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thuơng mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phuơng pháp xác định giá đánh giá phải đuợc nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch đuợc gọi là giá đề nghị trúng thầu.
- Chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác định giá đánh giá;
- Đua các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật nhu: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo duỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
+ Điều kiện tài chính, thuơng mại;
+ ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
+ Các yếu tố khác.
Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù họp. Hồ so dự thầu có giá đánh giá thấp nhất đuợc xếp thứ nhất.

1.3.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

a. Sử dụng phương pháp chấm điểm
Sử dụng thang điểm tối đa (100, 1.000,...) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật đuợc quy định tuỳ theo tính chất của từng gói thầu nhung phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%;
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa tuơng ứng.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hồ sơ dự thầu đuợc coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu đuợc coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm đuợc đánh giá cho từng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu tuơng ứng và điểm tổng họp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.
b. Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”
Tuỳ theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung đuợc coi là các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”. Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt ” hoặc “không đạt ”, đuợc áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được ” nhung không đuợc vuợt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá.
Một hồ sơ dự thầu đuợc đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều đuợc đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản đuợc đánh giá là “đạt ” hoặc “chấp nhận được

1.4. Xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ đuợc xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
- Đuợc đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
- Có đề xuất về mặt kỹ thuật đuợc đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”',
- Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vuợt giá gói thầu đuợc duyệt

2. Phương pháp lập hồ sơ dự thầu

2.1. Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ pháp lý là các tài liệu bắt buộc để đảm bảo tu cách tham gia đấu thầu của nhà thầu, đuợc nêu ra trong phần đầu tiên của bộ hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ pháp lý gồm:
- Đơn dự thầu:
Đuợc viết theo mẫu đính kèm trong tập chỉ dẫn nhà thầu của bộ hồ sơ mời thầu. Trong đơn dự thầu nhà thầu phải cam kết thực hiện gói thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với tổng số tiền nào đó (chính là giá dự thầu), cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện họp đồng nếu trúng thầu và phải nêu rõ thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
- Bản kê liên danh, nhà thầu phụ (nếu có):
Nếu liên danh thì phải nêu đầy đủ dữ liệu liên danh nhu: tên liên danh, tên của các thành viên, tên thành viên đứng đầu, các văn bản thỏa thuận liên danh và phân chia trách nhiệm giữa các thành viên.
 
Phương pháp lập hồ sơ dự thầu
 
- Giấy ủy quyền (nếu có):
+ Đối với nhà thầu độc lập: Đại diện hợp pháp của nhà thầu (giám đốc) xác nhận ủy quyền cho một nguời khác đuợc ký và sử dụng con dấu của công ty trong các hồ sơ cần thiết liên quan đến gói thầu.
+ Đối với liên danh: Đại diện họp pháp của các thành viên liên danh xác nhận ủy quyền cho một nguời làm đại diện đuợc ký và sử dụng con dấu của thành viên đứng đầu liên danh trong các hồ sơ cần thiết liên quan đến gói thầu.
- Bảo đảm dự thầu:
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, hoặc nộp thu bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo trách nhiệm nhà thầu khi tham dự đấu thầu. Thông thuờng bảo đảm dự thầu duới hình thức bảo lãnh của ngân hàng.
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh để chứng tỏ tu cách pháp nhân của nhà thầu, đuợc cấp phép hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.

2.2. Hồ sơ năng lực kỉnh nghiệm

Hồ so năng lực, kinh nghiệm đuợc yêu cầu rất cụ thể trong hồ so mời thầu, là một trong những điều kiện tiên quyết cần phải đáp ứng đầy đủ thì hồ so dự thầu mới đuợc xem xét tiếp, thuờng bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty, địa điểm, ngành nghề kinh doanh chủ yếu, vốn điều lệ...
- Hồ so kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm thi công các công trình, các công trình tiêu biểu đã làm, các công trình tuơng tự.
- Bảng kê khai năng lực tài chính (thuờng là 3 năm gần đây):
+ Bảng tổng họp số liệu tài chính kèm theo báo cáo tài chính chi tiết hàng năm với đầy đủ số liệu tài chính và phải đuợc co quan kiểm toán độc lập hoặc co quan tài chính có thẩm quyền xác nhận;
+ Tín dụng và tổng họp, bao gồm: tên và địa chỉ ngân hàng thuong mại cung cấp tín dụng, tổng số tiền tín dụng, danh mục các hợp đồng đang thực hiện dở dang.
- Cam kết huy động vốn:
Nhà thầu có thể có bản cam kết huy động đầy đủ số vốn phục vụ cho thi công công trình từ các nguồn vốn cụ thể nào đó, đây cũng là một cách tạo dựng thêm lòng tin về báo cáo tài chính để xây dựng công trình đang đấu thầu.
- Bảng kê khai máy móc, thiết bị:
Yêu cầu cần phải có giấy tờ xác nhận đi kèm, nếu là đi thuê phải có: bản sao hợp đồng, bản cam kết hai bên...; nếu là của nhà thầu cần có các giấy tờ nhu: hóa đơn, giấy đăng ký chủ quyền, giấy phép luu hành...
Dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra phải nêu cả ở hiện trường thi công và ở trung tâm thí nghiệm.
- Bố trí nhân lực phục vụ gói thầu:
Bao gồm danh sách các cán bộ chủ chốt phục vụ cho gói thầu và cán bộ chủ chốt điều hành tại công trường (kèm theo bản kê khai tóm tắt năng lực công tác: bằng cấp, chức danh, thời gian đã làm công tác xây dựng, thời gian đã làm công tác tương tự như trong gói thầu, liệt kê các công trình tiêu biểu đã làm và các công trình đã đảm nhiệm vị trí tương đương như được bố trí trong công trình này); dự kiến loại công nhân, số lượng, cấp bậc...
- Tổ chức hiện trường:
+ Sơ đồ tổ chức hiện trường.
+ Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường.

2.3. Thiết kế tổ chức thi công

2.3.1. Tổng quan về thiết kế tổ chức thi công
Thiết kế tổ chức thi công là một phần quan trọng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, nhà thầu cần nghiên cứu và trình bày rõ các nội dung về công nghệ và tổ chức thi công sau:
- Làm rõ định hướng thi công tổng quát cho toàn công trình và cho từng giai đoạn chủ yếu.
- Mô tả những nội dung chính về giải pháp công nghệ và tổ chức thi công dự định áp dụng cho các hạng mục, các tổ họp công việc phức tạp, các dự kiến áp dụng công nghệ mới.
- Thiết kế tiến độ thi công.
- Dự kiến sử dụng vật liệu, cấu kiện, trang thiết bị kỹ thuật công trình và giải pháp cung ứng.
- Quy hoạch tổng mặt bằng thi công và tiến độ thực hiện các công tác chuẩn bị.
- Những giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Vấn đề liên danh, hợp tác trong thi công, lựa chọn nhà thầu phụ (nếu có).
Thiết kế tổ chức thi công (trong hồ sơ dự thầu được gọi thuyết mình biện pháp tổ chức thi công) thường được trình bày các nội dung với kết cấu như sau:
Phân I: Giới thiệu chung
+ Giới thiệu chung về dự án, gói thầu.
+ Căn cứ để lập biện pháp tổ chức thi công.
+ Đặc điểm tự nhiên (địa chất, khí hậu thủy văn...).
+ Nguồn vật tư, vật liệu, các tiêu chuẩn chất lượng.
+ Kiến nghị của nhà thầu (nếu có).
Phần II: Biện pháp tổ chức thi công
+ Khái quát về công trình, hạng mục công trình (đặc điểm tự nhiên, vị trí, quy mô, đặc điểm thiết kế...).
+ Biện pháp tổ chức thi công tổng thể (chỉ đạo).
+ Biện pháp tổ chức thi công chi tiết.
+ Biện pháp đảm bảo chất lượng.
+ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông...
+ Biểu tiến độ thi công.
2.3.2. Trình tự và nội dung các bước lập thiết kế tổ chức thi công
a. Nghiên cứu toàn diện về công trình và các điều kiện liên quan
Để lập thiết kế tổ chức thi công, bước đầu tiên cần phải nghiên cứu về công trình một cách toàn diện, cụ thể là:
- Nghiên cứu quy mô công trình, các công nghệ mang tính định hướng xây dựng công trình, những hạng mục mang tính chủ đạo và rất khó khắc phục khi muốn đẩy nhanh tiến độ, đặc điểm chính về kết cấu, kiến trúc, vật liệu công trình.
- Điều kiện tự nhiên vùng mà công trình sẽ được xây dựng, các điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết... Với công trình cầu cần đặc biệt quan tâm đến mùa lũ để tránh thi công kết cấu phần dưới, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công.
- Các điều kiện khai thác và cung cấp vật tu, vật liệu xây dựng công trình, bao gồm: khả năng khai thác tại chỗ và khả năng cung cấp của các nhà cung cấp đến công truờng. Đối với các loại vật tu, vật liệu phải nhập ngoại cần phải nghiên cứu kỹ thị truờng, so sánh với các tiêu chuẩn dự án và tìm các nhà cung cấp có đủ năng lực, uy tín và đảm bảo giá sản phẩm cạnh tranh.
- Các điều kiện cung cấp nhân lực, xe máy, thiết bị và các trang bị sản xuất khác của nhà thầu.
- Nghiên cứu chọn địa điểm đặt các xí nghiệp phụ, noi đóng quân...
- Các điều kiện khác liên quan đến công trình nhu: thời gian khởi công, thời hạn hoàn thành, chủ truơng phân kỳ xây dựng, các điều kiện về tài chính dự án, các yêu cầu đảm bảo giao thông...
Để xác định đuợc các điều kiện trên, cần tiến hành nghiên cứu thu thập tài liệu trong hồ so thiết kế, các văn bản của các cấp phê duyệt dự án, đồng thời phải tổ chức nghiên cứu, thị sát tại hiện truờng, làm việc với chính quyền địa phuơng và các co quan có liên quan.
b. Phân tích công trình theo cơ cấu hạng mục
Công trình giao thông nói chung thuờng bao gồm nhiều hạng mục, để tổ chức thi công đuợc tốt cần nghiên cứu phân chia công trình thành các hạng mục nhỏ và bố trí thứ tự thực hiện cho các hạng mục.
Việc phân nhỏ công tác thi công từng hạng mục cần đảm bảo tôn trọng những ràng buộc mang tính công nghệ và đảm bảo các điều kiện thi công sao cho đúng tiến độ, chất luợng và hiệu quả kinh tế.
c. Đề xuất các biện pháp thi công
Sau khi đã nghiên cứu kỹ hồ so thiết kế, các điều kiện ảnh huởng đến thi công và nắm đuợc trình tự thi công các hạng mục, tiến hành đề xuất biện pháp kỹ thuật thi công và biện pháp tổ chức thi công cho từng hạng mục.
Xác định biện pháp kỹ thuật thi công cụ thể là chọn các phuong pháp thi công và máy móc thiết bị phục vụ thi công thích họp với từng hạng mục. Nghiên cứu quy trình thi công tuơng ứng, qua đó xác định đuợc các loại máy móc thiết bị và vật tu chính đuợc sử dụng.
Chọn biện pháp tổ chức thi công cho từng hạng mục, các mũi thi công, bố trí thi công cho các mũi, dự kiến sử dụng dây chuyền nhu thế nào...
d. Lập danh mục công việc và tính toán khối lượng công tác
Thống kê lại các hạng mục và đầu công việc trong các hạng mục đó, cần thống kê một cách khoa học, tỷ mỷ, tránh bỏ sót, tránh trùng lặp. Việc thống kê này dựa trên co sở của biện pháp thi công đã lựa chọn trước đó.
Tiến hành tính toán khối lượng công tác với từng khâu chi tiết do từng phương tiện sản xuất phụ trách. Kết họp với định mức năng suất của các phương tiện sản xuất cũng như định mức kỹ thuật sử dụng vật tư có liên quan đến quá trình công nghệ thi công các hạng mục để xác định được số lượng vật tư cần thiết, số công lao động và số ca máy.
e. Lập tiến độ thi công
Trên thực tế, thời gian thi công công trình luôn bị khống chế, cần tính toán thời gian thi công từng hạng mục và cả công trình sao cho đáp ứng đúng thời hạn hoàn thành đã cam kết khi lập hồ sơ dự thầu. Để thể hiện tiến độ, thường sử dụng sơ đồ ngang và sơ đồ mạng.
Biểu thị sơ đồ ngang chỉ cần một hệ tọa độ vuông góc, trong đó trục tung thể hiện các công việc, trục hoành thể hiện thời gian. Sơ đồ ngang diễn tả được một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch tương đối đơn giản và rõ ràng do đó thường được sử dụng. Ưu điểm cơ bản của sơ đồ ngang là dùng được cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ điều chỉnh, bổ sung... nên được dùng phổ biến. Tuy nhiên nó có nhược điểm là không thể hiện được các dự án phức tạp, không thấy rõ mối liên hệ lôgic của các công việc.
 

THỜI GIAN HANG MỤC ("lan?l

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

XD Công trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thi công mố MI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thi công trụ TI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Sơ đồ mạng là mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc. Sơ đồ mạng mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Việc xây dựng sơ đồ mạng khá phức tạp, nhất là với các công trình lớn, nhiều hạng mục do đó ít được nhà thầu sử dụng để biểu thị tiến độ khi lập hồ sơ dự thầu.
F. Lựa chọn phương án tổ chức thi công
Với các điều kiện thi công khác nhau, có thể chọn các biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công khác nhau, có thể tổ chức lực lượng thi công khác nhau. Việc so sánh các phương án nhằm chọn ra được phương án đem lại hiệu quả nhiều mặt cho các bên tham gia. Để đánh giá so sánh một cách toàn diện thường phải dùng nhiều chỉ tiêu so sánh, mỗi chỉ tiêu cho phép đánh giá phương án về một mặt nào đó. Người ta đưa ra phương pháp so sánh là dùng một chỉ tiêu tổng hợp để so sánh các phương án, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là làm lu mờ một số chỉ tiêu chủ yếu, có thể làm sai lệch do yếu tố chủ quan khi chọn chỉ tiêu so sánh hay lấy ý kiến chuyên gia.
Tùy vào điều kiện của từng công trình và tùy vào tiêu chí của từng bên tham gia xây dựng mà quyết định chọn chỉ tiêu nào là chính để đem so sánh chọn ra phương án hiệu quả nhất.

2.33. Thiết kế tổng mặt bằng thi công

a. Khái niệm
Tổng mặt bằng thi công xây dựng công trình là bình đồ thể hiện bố trí hiện trường thi công các hạng mục công trình, phản ánh bố cục không gian phục vụ hoạt động xây lắp trên công trường xây dựng.
Một thiết kế tổng mặt bằng tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên liên quan đến công trình, nó cũng sẽ đem lại hiệu quả về nhiều mặt:
- Tiết kiệm chi phí xây dựng tạm cho nhà thầu, giảm giá thành xây
dựng;
- Tiết kiệm công vận chuyển vật tư thiết bị thi công trên công trường;
- Tiết kiệm tối đa sử dụng đất phục vụ thi công xây dựng, bảo vệ tài nguyên môi trường;
- Đảm bảo phục vụ tốt thi công, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công trình, an toàn trong lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để thiết kế tổng mặt bằng, nhà thầu phải đưa ra được tổ chức, bố trí công trường xây dựng, những giải pháp thi công, sơ đồ bố trí dây chuyền công nghệ, thông qua đó phần nào thể hiện được trình độ tổ chức thi công, năng lực thi công của nhà thầu.
b. Yêu cầu khỉ thiết kế tổng mặt bằng thi công
Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng thi công:
- Tiết kiệm sử dụng đất tạm thời để tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí thuê sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý sản xuất trên công trường.
- Phải chọn phương án bố trí tổng mặt bằng sao cho chi phí vận chuyển trong sản xuất là thấp nhất. Muốn vậy, cần bố trí hệ thống kho bãi, các cơ sở sản xuất phụ trợ, hệ thống đường công vụ một cách họp lý.
- Có bài toán giảm chi phí tối đa cho công tác xây dựng công trình phụ tạm. Để giải quyết bài toán này nên triệt để tận dụng các công trình, các nhà cửa sẵn có, cần tận dụng các công trình vĩnh cửu đáp ứng phục vụ tạm; sử dụng các nguồn vật liệu, các dịch vụ sẵn có của địa phương.
- Phải tuyệt đối tuân thủ công tác an toàn, phòng chống cháy nổ. Trong thi công luôn luôn đề ra các biện pháp an toàn lao động cũng như luôn luôn giáo dục những người tham gia thi công ý thức về công tác an toàn. Khi xây dựng những hạng mục đòi hỏi phải có tính an toàn cao thì phải tổ chức các khóa học về an toàn cho những người tham gia thi công. Khi thiết kế các kho chứa vật liệu dễ cháy phải lựa chọn vị trí thích hợp, đúng quy định về phòng chống cháy nổ. Thực hiện đúng các yêu cầu bố trí thiết bị chữa cháy và các giải pháp phòng chống hỏa hoạn.
- Đối với dự án xây dựng lớn, thời gian xây dựng dài các hạng mục vĩnh cửu và tạm thời phải được thể hiện rõ ràng, đúng vị trí, đúng tỷ lệ kích thước, phù họp các quy định về ký hiệu bản vẽ.
- Phải làm rõ các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường trong khu vực.
c. Căn cứ thiết kế tổng mặt bằng thi công
Khi thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình cần nghiên cứu, nắm vững những tài liệu, số liệu sau:
- Bản vẽ quy hoạch mặt bằng của dự án xây dựng;
- Các bản vẽ, số liệu về:
+ Vị trí công trình trên bản đồ quy hoạch khu vực;
+ Bản đồ, bình đồ khu vực thi công, vị trí các công trình đã được xây dựng trong phạm vi thi công: hệ thống các công trình ngầm, các công trình nằm trong diện giải phóng mặt bằng, hệ thống các công trình còn tồn tại trong khu vực thi công (như hệ thống đơn giá bao gồm: điện, nước của địa phương..
+ Điều kiện về địa chất, thủy văn khu vực thi công để bố trí các kho vật liệu, các bến bãi cho hợp lý.
- Tổng tiến độ thi công công trình.
- Công nghệ thi công và các phương án thi công các hạng mục chủ yếu.
- Kế hoạch cung ứng, chu kỳ dự trữ vật liệu, bán thành phẩm, phương thức cung ứng và vận chuyển.
- Các loại hạng mục cần xây dựng tạm.
- Các hướng dẫn về thiết kế tổng mặt bằng thi công, các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế các công trình tạm trên công trường, các quy chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, các quy định, kí hiệu bản vẽ...
d. Nội dung và trình tự thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
Sau khi nghiên cứu các bản vẽ, các tài liệu, cần phải tổ chức thị sát hiện trường để có những cái nhìn cụ thể hơn toàn bộ vị trí công trường trong bản đồ chung của khu vực làm cơ sở cho thiết kế sau này.
Nội dung thiết kế tổng mặt bằng, bao gồm:
- Xác định vị trí công trình vĩnh cửu.
- Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ công trường (đường công vụ).
- Thiết kế hệ thống bến, kho bãi vật liệu, cấu kiện.
- Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.
- Thiết kế các xưởng sản xuất phụ trợ.
- Thiết kế nhà tạm trên công trường.
- Thiết kế mạng lưới cấp nước, thoát nước.
- Thiết kế mạng lưới cấp điện.
- Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ môi trường.
Trình tự thiết kế được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung, mang tính quy hoạch toàn bộ mặt bằng công truờng sẽ đuợc xây dựng phục vụ thi công công trình. Các buớc thiết kế nhu sau:
+ Bước 1: Trên bình đồ toàn bộ công trình, truớc hết vẽ chu vi mặt bằng các công trình đã đuợc quy hoạch xây dựng và các công trình đã có sẵn. Sau buớc này đã hình thành bộ mặt công truờng ở dạng ban đầu, với những vị trí và diện tích không thể thay đổi và điều này là co sở cho việc thiết kế các công trình tạm sau này.
+ Bước 2: Bố trí các máy móc, thiết bị xây dựng nhu trạm trộn bê tông, vị trí cần trục... vì những thiết bị này đã đuợc thiết kế trong bản vẽ công nghệ xây dựng. Nói chung có thể lấy vị trí, kích thuớc của các thiết bị xây dựng từ các bản vẽ công nghệ trước đó. Tuy nhiên khi đua tất cả các thiết bị đó vào mặt bằng chung của công truờng, cần xem xét lại mối quan hệ giữa chúng để phát hiện những sai sót, bất họp lý của việc lựa chọn bố trí thiết bị công nghệ, để có thể sửa chữa, bố trí cho phù họp với thực tế công truờng.
+ Bước 3: Quy hoạch mạng luới giao thông trên công truờng, bao gồm cả giao thông phục vụ trong công truờng và ngoài công truờng.
+ Bước 4: Bố trí kho bãi.
Việc xác định vị trí kho bãi sau khi đã có thiết kế quy hoạch đuờng hoặc có thể làm truớc khi có thiết kế quy hoạch đuờng, trên co sở có thể áp dụng bài toán tối uu vị trí đặt kho bãi hay các địa điểm cung cấp vật tu.
+ Bước 5: Bố trí các xuởng sản xuất phụ trợ.
Trên quan điểm đuờng vận chuyển đến vị trí sản xuất, lắp đặt là tối thiểu ta sẽ lựa chọn vị trí đặt các xuởng sản xuất và phụ trợ. Tuy nhiên, với điều kiện mặt bằng công truờng không đủ bố trí các xuởng sản xuất cần diện tích lớn thì cũng cần tính đến bài toán đua các xuởng sản xuất này ở ngoài phạm vi công truờng. Ví dụ nhu xuởng đúc dầm, xuởng đúc các cấu kiện lắp ghép... có thể bố trí ngoài công truờng.
+ Bước 6: Thiết kế nhà tạm.
Nhà làm việc đuợc líu tiên thiết kế trước, bố trí những vị trí thuận lợi, phù hợp, thuờng là các vị trí gần cổng ra vào công truờng để tiện liên hệ. Sau đó là đến khu nhà ăn, ở cho những nguời trực tiếp sản xuất trên công truờng nhu nhà ăn tập thể, nhà ở cho cán bộ nhân viên, cho công nhân...
+ Bước 7: Thiết kế mạng luới cấp thoát nuớc cho công truờng.
Mạng lưới cấp thoát nước cho công trường bao gồm nguồn cung cấp nước, hệ thống đường ống cấp nước, hệ thống các bể chứa, hệ thống cống rãnh, hố ga thoát nước...
+ Bước 8: Thiết kế mạng lưới cấp điện.
Thiết kế mạng lưới cấp điện kết hợp với mạng lưới thông tin liên lạc toàn công trường.
+ Bước 9: Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ, vệ sinh môi trường.
Hệ thống bảo vệ:tường rào, cổng bảo vệ, hệ thống đèn pha chiếu sáng...
Hệ thống phòng chống cháy nổ: các họng nước cứu hỏa, các trạm có các phưong tiện cứu hỏa.
An toàn lao động, biển báo công trình...
+ Bước 10: Những công trình tạm ở ngoài công trường.
Sau khi thiết kế xong tổng mặt bằng công trường, những công trình như các trạm khai thác vật liệu xây dựng, văn phòng điều hành ở ngoài, hệ thống các xưởng sản xuất và phụ trợ... sẽ được thiết kế và thể hiện ở bản vẽ riêng. Quy hoạch vị trí sẽ thể hiện trên bản đồ khu vực tỷ lệ nhỏ đủ để thể hiện mối liên hệ với công trường như đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện nước, vận chuyển các sản phẩm đến công trường... Khi cần thiết chi tiết sẽ được thể hiện ở bản vẽ riêng với đầy đủ kích thước, cấu tạo để có thể thi công được.
Giai đoạn 2: Thiết kế chi tiết tổng mặt bằng xây dựng. Để có thể thi công được các công trình tạm ngoài công trường, cần phải thiết kế chi tiết với đầy đủ cấu tạo, kích thước và các ghi chú cần thiết. Sau khi tính toán thiết kế các hạng mục phụ tạm cần đối chiếu lại với vị trí và kích thước tổng thể của các hạng mục tưong ứng đã được bố trí trong giai đoạn 1, xem xét sự họp lý và có thể điều chỉnh lại sao cho hợp lý nhất. Trường họp không thỏa mãn được có thể xem xét và thiết kế lại tổng mặt bằng xây dựng.

2.4. Lập đơn giá dự thầu

Trong hồ so dự thầu kèm theo bảng giá dự thầu, bắt buộc phải có phân tích đơn giá chi tiết cấu thành đơn giá dự thầu của các khối lượng xây lắp trong bản tiên lượng mời thầu.
Tiên lượng mời thầu phải được hiểu là toàn bộ khối lượng trong hồ sơ thiết kế được duyệt. Để đơn giản hoá tính toán khi xét thầu và thanh toán sau này, trong biểu khối lượng mời thầu chỉ biểu trưng bằng khối lượng thành phẩm, khối lượng kết cấu chính. Các khối lượng chi tiết khác gắn liền với từng kết cấu sản phẩm chính tuy không nêu trong biểu tiên lượng nhưng phải tính toán đầy đủ để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng hồ so thiết kế được duyệt, đúng quy định trong các quy trình thi công và nghiệm thu hiện hành. Do vậy, phải nghiên cứu kỹ hồ so thiết kế và phải khảo sát kỹ hiện trường để bóc tách khối lượng chính xác.
Tiến hành lập đơn giá cho từng hạng mục, đơn giá chi tiết của mỗi hạng mục công việc gồm có các thành phần chi phí sau:
- Chi phí trực tiếp (T);
- Chi phí chung (C);
- Thu nhập chịu thuế tính trước (TNCT);
- Thuế giá trị gia tăng (VAT);
- Chi phí khác phân bổ (K). 
 
Lập đơn giá dự thầu
1. Chi phí trực tiếp (T):
T = VL + NC + M+TT
Trong đổ:
VL: Chi phí vật liệu;
NC: Chi phí nhân công;
M: Chi phí máy thi công;
TT: Trực tiếp phí khác.
a. Chi phí vật liệu:
Khi tính toán chi phí vật liệu, thuờng sử dụng bảng báo giá vật liệu đến hiện truờng xây dựng do địa phuong ban hành. Tuy nhiên, truờng họp nguời lập dự toán không sử dụng báo giá, hoặc có những vật liệu không có trong báo giá thì cần xác định đơn giá vật liệu theo các thông tu, quy định hiện hành.
b. Chi phí nhân công:
Đơn giá tiền luơng ngày công trực tiếp xây dựng của công nhân đuợc xác định theo công thức:
 
Lương ngày = Lương cấp bậc + Phụ cấp lương, lương phụ / Số ngày làm việc trong tháng (n)
 
 
Trong đổ
Luơng cấp bậc = Luơng tối thiểu X Hệ số bậc luơng
Phụ cấp luơng hiện nay có 5 loại phụ cấp:
- Phụ cấp khu vực. áp dụng đối với nguời làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức luơng tối thiểu chung.
- Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Truởng Ban kiểm soát) và những nguời làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức luơng tối thiểu chung.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
- Phụ cấp lưu động', áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
- Phụ cấp thu hút', áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
Ngoài ra còn có một số khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có thể khoản trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản.
Ta có công thức tính lương ngày như sau:
 
Lương ngày = LTT X [ (frrr + HCB X (1 +fLCB)]/ n
 
 
Trong đổ:
LTT: Lương tối thiểu;
Hcb: Hệ số bậc lương; lấy theo bảng lương A.1.8 fLTT Hệ số phụ cấp lương so với lương tối thiểu', fLCB: Hệ số phụ cấp lương so với lương cấp bậc, n: Số ngày làm việc trong tháng; lấy n = 26 ngày.
c. Chi phí máy thi công:
Có thể sử dụng bảng báo giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình của địa phương hoặc tính toán đơn giá ca máy theo thông tư hướng dẫn số 07/2007/TT-BXD Ngày 25/7/2007.
d. Trực tiếp phí khác:
Là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bom nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công:
TT= 1,5% X (VL+NC+M)
2. Chi phí chung (C):
Bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.
c = (Tỷ lệ %) X (Chi phí trực tiếp)
Tỷ lệ % của chi phí chung đối với công trình giao thông là 5,3%. Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình.
3. Thu nhập chịu thuế tính trước (TNCT):
TNCT = (Tỷ lệ %) X (T+C)
Tỷ lệ % của thu nhập chịu thuế tính trước theo quy định là 6%
 
Bảng định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuê tính trước
(Theo thông tư 0512007ITT-BXD Ngày 25/7/2007)
Đơn vị tính: %

 

 

Chi phí chung

Thu nhập

TT

Loại công trình

Trên chi phí trực tiếp

Trên chi phí nhân công

chịu thuê tính trước

 

Công trinh dân dụng

6,0

 

 

1

Riêng công trinh tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hoá

10,0

 

5,5

 

Công trinh công nghiệp

5,5

 

 

2

Riêng công trinh xây dựng đường hầm, hầm lò

7,0

 

6,0

 

Công trình giao thông

5,3

 

 

3

Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa

 

66,0

6,0

 

Công trinh thuỷ lợi

5,5

 

 

4

Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng thủ công

 

51,0

5,5

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

4,5

 

5,5

6

Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật hệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

 

65,0

6,0

 
2. Giá trị dự toán trước tliuế(G):
Là giá trị dự toán chưa xét đến thuế giá trị gia tăng trong đon giá.
G = T+C+TNCT
3. Thuế giá trị gia tăng (VAT):
VAT = 10% X G
4. Giá trị dự toán sau lììuố(GXI)):
Giá trị dự toán sau thuế bằng tổng tất cả các thành phần trên, đây là giá trị dự toán của hạng mục công trình mà chua kể đến các thành phần lợi nhuận, các yếu tố rủi ro, trượt giá...
GXD = G + VAI
5. Chi phí khác phân bổ (K):
Đây chính là thành phần chi phí do nhà thầu tự phân bổ trong cách tổ chức quản lý thi công và hoạt động của tài chính doanh nghiệp mình.
K = (Tỷ lệ %) X GXI)
Tỷ lệ % của chi phí khác phân bổ do các nhà thầu tự quy định sao cho vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa đua ra đuợc một đơn giá hợp lý để trúng thầu. Thuờng tỷ lệ này lấy là 2%.
6. Đơn giá dự thầu của hạng mục (GDT):
GDT = Gỵc + K
* Sau khi có đuợc đơn giá dự thầu của từng hạng mục, nhân đơn giá với khối luợng mời thầu để ra thành tiền của mỗi hạng mục, tính tổng tất cả các hạng mục lại sẽ đuợc giá dự thầu của toàn bộ công trình.
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn