Hướng dẫn cách tính giá tài sản cố định


Hướng dẫn cách tính giá tài sản cố định

Xuất phát từ nguyên tắc quản lý TSCĐ, khi tính giá TSCĐ ke toán phải xác định được 3 chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

A: Nguyên giá của TSCĐ
 
Nguyên giá cùa TSCĐ là giá thực tể của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp.
Khi xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (đối với TSCĐ hữu hình) hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính (đối với TSCĐ vô hình).
- Giá thực tế cùa TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứ, khách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ).
- Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các khoản chi tiêu họp lý được dồn tích trong’quá trình hình thành TSCĐ.
- Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ.
 
 
Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ trong một số tình huống hình thành TSCĐ như sau:
- TSCĐ loại mua sắm:
NG = Gt + Tp + Pt + Lv - Tk - Cm - Th
Trong đó:
NG: Nguyên giá TSCĐ.
Gt: Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần).
Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ...).
Pt: Phí tổn trước khi dùng, như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...
Lv: Lãi tiền vay phải trà trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tồn được hoàn lại.
Cm: Chiết khấu thưoưg mại hoặc giảm giá được hưởng.
Th: Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử.
- Nguyên giá TSCĐ mua trà góp là giá mua trà tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào, trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có), .số tiền chênh lệch giữa giá mua trả góp và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán.
- Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản hĩnh thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
- Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sàn xuất, tự triển khai: là giá thành thực tế của tài sản cố định cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sừ dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).
Chú ý: Theo Thông tư số 06/2012/TT-BTC thì hàng hóa tiêu dùng nội bộ là giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đưcmg tại thời điểm phát sinh.
- TSCĐ loại được cấp, được điểu chuyển đến bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế cùa hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sàn phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sừ dụng. ,
Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sô cùa đơn vị giao. Các chi phí có liên quan đen việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- TSCĐ loại được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, nhận lại vốn góp .liên doanh, liên kết, hoặc phát hiện thừa thì nguyên giá được xác định bằng giá trị thực tế theo giá của Hội đồng đánh giá hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp và các chi phí bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
- Nguyên giá của tài sàn cố định là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra đe có quyền sử dụng đất họp pháp cộng (+) chi phí cho dền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bàng, lệ phí trước bạ... (khộưg bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
- Nguyên giá tài sàn cố định mua dưới hình thức trao đối với một tài sản cố định không tương tự là giá trị họp lý của tài sản cố định nhận về, hoặc giá trị họp lý của ĩài sàn đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định mua dưới hình thức trao đổi với một tài sàn cố định tương tự là giá trị còn lại của tài sàn cố định đem trao đổi.
- Nguyên giá cùa TSCĐ thuê tài chính được tính bằng giá trị hợp lý cùa nó và các phí tổn trước khi dùng (nếu có).
Giá trị họp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đừ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Neu giá trị họp lý của tài sản thuê cao hcm giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
Nguyên giá TSCĐ có tính ổn định cao, nguyên gìá TSCĐ chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại TSCĐ:
+ Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
+ Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
- Khi nâng cấp TSCĐ, chi phí chi ra để nâng cấp TSCĐ được bổ sung vào nguyên giá cũ để xác định lại nguyên giá mới của nó.
- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ, khi đó giá trị của bộ phận tháo ra sẽ được trừ vào nguyên giá của TSGĐ.
 
2- Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ
 
Hao mòn của TSCĐ là sự giàm dần giá trị cùa TSCĐ trong quớ trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật...
Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính, khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cà thị trường, tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sú dụng lâu dài cho quá trình kinh doanh, do vậy, các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên.
Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sứ dụng TSCĐ, các doanh nghiệp phải tính toán và phán bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đù chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Như vậy, khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan là con số giả định về sự hao mòn cùa TSCĐ trong quá trình sử dụng. Chính vi vậy, về phương diện kế toán, giá trị hao mòn cùa TSCĐ được tính bàng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thi giá trị hao mòn coi như bằng không (trừ trường họp TSCĐ chuyển giao giữa các đon vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong Z doanh nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính băng giá trị hao mòn ghi trên sô của đơn vị giao).
TSCĐ cùa doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau, cho nên, các doanh nghiệp phải xác định phưong pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do vậy, việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.
 
Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương .pháp là: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chinh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Theo phương pháp khấu hao đường thang, mức khấu hao hằng năm của 1 TSCĐ (Mkhn) được tính theo công thức sau:
Mkhn = Nguyên giá cùa TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó:
 
Tỷ lệ khấu hao năm = (1/Số năm sừ dụng dự kiến)X 100
 
Đối với những tài sản cố định được mua sắm hoặc đầu tư mó'i thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, để xác định số năm sừ dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật cùa tài sản cố định theo thiết kế.
- Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đă qua sử dụng, thế hệ tài sàn cố định, tình trạng thực tế cùa tài sản...).
- Tuối thọ kinh tế của tài sản cố định: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chinh: được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đồi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng).
+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu hao hàng năm cùa TSCĐ được xác định theo công thức sau:
 
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
 

Thời gian sử dụng của tài spn cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đen 4 năm               (t < 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t < 6 năm)

2,0

Trên 6 năm              (t > 6 năm)

2,5

 
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sừ dụng còn lại của tài sản cố định, thì kê tù / năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sàn cố định chia (:) cho số năm sử dụng còn lại cùa tài sản cố định.
Phương pháp khấu hao theo sàn lượng được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sàn xuất sàn phẩm.
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.
- 'Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau:
- Càn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sàn cố định, doanh nghiệp
/ xác định tổng số lượng, khối lượng sàn phẩm sản xuất theo công suất thiết
kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tỉnh hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm cùa tài sản cố định.
 
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
 
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tống mức trích khấu hao cùa 12 tháng trong năm. Trường họp công suất thiết kể hoặc nguyên giá cùa tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Khi tính khau hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ của một doanh nghiệp, can phái chú ý một số qui định sau:
- Mọi TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ kể cả TSCĐ đang thế chấp, cầm cố cho thuê.
- Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định đó.
- Việc xác định thời gian khấu hao cùa một TSCĐ phải dựa vào khung thời gian sử dụng theo quy định thống nhất trong chế độ tài chính. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian khấu hao khác với những qui định đó thì phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Trường họp đặc biệt (như nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ) thì doanh nghiệp phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng và đăng ký lại thời gian sử dụng mới của TSCĐ với cơ quan tài chính trực tiếp quàn lý.
- Doanh nghiệp tự xác định thời gian khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối đa không qná 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất của doanh nghiệp. TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bào hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ.
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày cùa tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vàọ hoạt động kinh doanh.
- TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn được sừ dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cũng không được trích khấu hao nữa.
- TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng phải thanh lý thì phần giá trị còn lại được xử lý thu hồi một lần (coi như một nghiệp vụ bất thường).
- Đối với TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh như: TSCĐ không cần đùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất trữ, bảo quàn, điều động cho doanh nghiệp khác, TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lọi... thì không phải trích khấu hao.
- Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
- Các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ; khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình.
 
3- Giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định được chính xác giá trị còn lại cùa TSCĐ khi bán chúng trên thị trường, về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm xác định. Chính vì vậy, giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các doanh nghiệp, cùng 1 TSCĐ nhưng nếu doanh nghiệp giảm thời gian khấu hao thì tốc độ giảm của giá trị còn lại sẽ nhanh hon. Do đó trong các trường họp gồp vốn liên doanh bằng TSCĐ, giải thế hoặc sáp nhặp doanh nghiệp, đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp thì đòi hỏi phải đánh giá lại giá trị hiện còn cùa TSCĐ, thực chất của việc làm này là xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo mặt bang giá cả hiện tại.
Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu giá cùa TSCĐ được thể hiện của công thức sau:
NGTSCĐ = GTCLTSCĐ + GTHM TSCĐ
 
 
Chúc bạn thành công !
 

 

Các tin cũ hơn