Hướng dẫn thủ tục đòi bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông


Cậu tôi qua đường và đứng chờ trên vạch phân cách cho người đi bộ thì bị xe chở khách giường nằm tông và chết tại chỗ. Sau lo đám tang chôn cất xong thì chính quyền địa phương có mời gia đình tôi, nhà xe, lái xe lên làm việc, mức bồi thường thông báo là 110 triệu bao gồm 80 triệu tiền bảo hiểm xe, 30 triệu là phần nhà xe và tài xế hỗ trợ. Trong khi đó tiền làm đám tang chôn cất hơn 80 triệu. Trước khi xảy ra tai nạn cậu tôi đã ly dị vợ và có 1 con nhỏ 3 tuổi đang ở với mẹ và 1 mẹ già 70 tuổi. Như vậy trong trường hợp này gia đình tôi nên làm gì để đòi lại quyền lợi cho gia đình cậu?
 
 
Bạn xem thêm bài viết:


⇒ Bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông
⇒ Điều kiện được bồi thường và cơ chế giải quyết bồi thường
⇒ Trường hợp tai nạn giao thông giữa xe khách và xe máy dolỗi hoàn toàn của xe máy
⇒ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
⇒ Bảo vệ của cửa hàng làm mất xe thì cửa hàng có phải bồi thường

Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau: 
Căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp thì trường hợp của cậu bạn thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, người gây thiệt hại, trường hợp này là lái xe gây tai nạn và nhà xe phải bồi thường cho gia đình cậu bạn những thiệt hại sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa cậu của bạn;
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có yêu cầu).
- Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu…của người khởi kiện bản sao chứng thực);
- Chi phí hợp lý cho việc mai tang;
- Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại (biên xác minh tai nạn…);
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà cậu bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thế, căn cứ theo các quy định về cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình, nếu sau khi ly dị, cậu của bạn không trực tiếp chăm sóc cho người con 03 tuổi thì sẽ phát sinh quan hệ cấp dưỡng giữa cậu bạn và người con cho đến khi người con đến tuổi thành niên (18 tuổi). Ngoài ra, trường hợp cậu bạn không sống chung với mẹ và người mẹ không có khả năng lao động cũng như không có tài sản để tự nuôi mình (như lương hưu, nhà cho thuê, tiền tiết kiệm…) thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng sẽ phát sinh giữa cậu bạn và mẹ cho tới khi mẹ cậu bạn mất. Theo đó, nếu phát sinh quan hệ cấp dưỡng, gia đình cậu bạn có thể yêu cầu phía gây tai nạn bồi thường khoản tiền cấp dưỡng này theo quy định.
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy chứng tử,  biên lai viện phí, quyết định tòa án về việc cấp dưỡng cho con…)
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (con và mẹ của cậu bạn; không tính vợ của cậu bạn do đã ly dị). Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là các khoản thiệt hại cơ bản theo quy định của pháp luật, trường hợp gia đình bạn nhận thấy khoản tiền bồi thường do phía gây thiệt hại đưa ra chưa phù hợp thì bạn và gia đình cậu bạn có thể yêu cầu chính quyền địa phương thỏa thuận lại với bên gây thiệt hại. Trường hợp không thỏa thuận được, bạn có thể khởi kiện dân sự tại Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại. Để khởi kiện bạn và gia đình cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp Quận nơi cậu bạn cư trú hoặc nơi phát sinh tai nạn. Hồ sơ khởi kiện bao gồm một số giấy tờ  cơ bản sau:
- Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông;
 
Chúc bạn thành công !

 

Các tin cũ hơn