Hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động


Bạn Nguyễn Hoàng Anh có hỏi: Đề nghị hướng dẫn quy định về các tranh chấp, yêu cầu khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức tại khoản 14 Điều 26, khoản 10 Điều 27, khoản 8 Điều 28, khoản 11 Điều 29, khoản 5 Điều 30, khoản 6 Điều 31, khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015?

Bạn xem thêm bài viết:

⇒ Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản
⇒ Bị cản trở việc chia di sản thì phải thế nào
⇒ Giải quyết tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn tại tòa án

Bạn có thể xem gợi ý dưới đây:

Trên tinh thần nguyên tắc "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng" quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Mục 1 Chương III của Bộ luật này (từ Điều 26 đến Điều 33) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, yêu cầu về dân sự theo nghĩa rộng), trừ các tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
 
Để hiểu về quy định này, có thể tham khảo nội dung hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: “Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết”.
 
Ví dụ 1: Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết tranh chấp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
 
Ví dụ 2: Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mà các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nếu một bên chưa khởi kiện hoặc đã khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Trọng tài đang giải quyết thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
 
Thân Ái !

Các tin cũ hơn