Hướng dẫn xử lý tình huống khi lập hóa đơn


Hướng dẫn xử lý tình huống khi lập hóa đơn như trường hợp không phải lập hóa đơn, trường hợp hàng hóa nhiều hơn số dòng, và xử lý đối với hóa đơn đã lập. Được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Các trường hợp không phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa cung ứng dịch vụ

Theo điều 18 Thông Tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn

Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập hóa đơn, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày

Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Khi danh mục hàng hóa nhiều hơn số dòng

Hướng dẫn xử lý tình huống khi lập hóa đơn

Trường hợp danh mục hàng hóa nhiều hơn số dòng thì kế toán xử lý như sau:

Cách 1: Ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn

  • Dòng cuối cùng ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”
  • Thông tinNB,NM được ghi đẩy đủ ở số hóa đơn đầu tiên
  • Chữ ký và dấu người bán(nếu có), chữ ký người mua

Cách 2: Sử dụng bảng kê

  • Nội dung trên hóa đơn: ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…tháng…năm…”Mục “tên hàng” chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng
  • Nội dung trên bảng kê: Tên NB, tên hàng, đánh số, giáp lai

Xử lý đối với hóa đơn đã lập

Trường hợp đã viết hóa đơn GTGT nhưng chưa giao cho người mua thì kế toán gạch chéo và lưu tại quyển

Trường hợp đã giao cho người mua nhưng chưa kê khai. Kế toán lập biên bản thu hồi, xuất hóa đơn mới

Trường hợp đã giao cho người mua và đã kê khai thuế. Kế toán lập biên bản sai sót và xuất hóa đơn điều chỉnh

Trường hợp bị sai tên, địa chỉ nhưn ghi đúng mã số thuế thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Các tình huống không xuất hóa đơn

  • Các khoản thu về bồi thường bằng tiền
  • Tiền thưởng tiền hỗ trợ
  • Các khoản thu tài chính khác
  • Cho vay hàng hóa

 

Bài viết tiếp theo:

Bài viết trước: Nguyên tắc và thời điểm lập hóa đơn năm 2020

 

THAM KHẢO THÊM

>> Dịch vụ báo cáo tài chính hỗ trợ in ấn sổ sách cho doanh nghiệp

>> Dịch vụ kế toán trọn gói cho mọi loại hình doanh nghiệp

Các tin cũ hơn