Kế toán doanh thu và xác định KQKD dịch vụ nhà hàng


Kế toán doanh thu và xác định KQKD dịch vụ nhà hàng

Với việc làm công việc Kế toán doanh thu và xác định KQKD dịch vụ nhà hàng bạn cần xác định được tất cả nguyên liệu, vật liệu phục vụ hàng ngày cho nhà hàng của mình. làm sao cách định khoản, hạch toán được chính xác ngay từ đầu.
 
1. Chứng từ kế toán
- Hóa đơn GTGT.
- Hóa đơn bán hàng.
- Phiếu thu.
- Giâỳ báo của ngân hàng.
- Các chứng từ liên quan khác...
 
2. Tài khoản kê toán
* Tài khoản sử dụng, kế toán vẫn sử dụng các tài khoản:
- TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi tiết: 5113 doanh thu cung cap dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện được trong kỳ kế toán.
- Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng
- TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm trừ doanh thu mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người nhận cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
- TK111 - Tiền mặt
- TK112 - Tiền gửi ngân hàng
 
3. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
* Trình tự kếtoán một sô'nghiệp vụ kinh tê chủ yếu:
- Khi nhận ứng trước tiền của khách vê' việc cung câp dịch vụ nhà hàng, căn cứ vào phiêu thu hoặc giây báo có; kế toán glứ:

Nợ TK111,112

Có TK 131 - Phải thu khách hàng (Chi tiết theo từng khách hàng).

  • Khi cung câp dịch vụ cho khách tương ứng với hợp đồng đã nhận ứng trước, kế toán ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng

Nợ TK 111,112,131 - Tổng số tiền thu

Có TK 511 (5113) - Doanh thu cung cấp dịch vụ

Có TK 333 (33311) - Thuế và các khoản phải nộp NN.

Đổng thời ghi nhận giá vôn:

Nợ TK 632 - Giá vôn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuâ't kinh doanh dở dang.

  • Khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ ăn, uôhg cho khách hàng, phản ánh doanh thu dịch vụ đã cung câ'p. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

NợTKlll, 112

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng

Có TK 511 (5113) - Doanh thu cung cấp dịch vụ

Có 3331 - ThuếGTGT phải nộp.

Đổng thời kê't chuyển giá thành thực tế của dịch vụ đã cung cap cho khách hàng:

Nợ TK 632 - Giá vôn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

  • Trường hợp hợp đổng dịch vụ ăn uống có giá trị lớn, doanh nghiệp có thể bớt giá cho khách hàng, theo một tỷ lệ % nhất định theo thỏa thuận, kế toán ghi:

Nợ TK 521 - Chiết khâu thương mại

Nợ TK 3331 - ThuếGTGT phải nộp

Có TK111,112,131.

+ Trường họp khách hàng đã đặt trước tiền nhưng lại đơn phương từ chối dịch vụ, hủy họp đồng và nhận lại dền đã ứng trước sau khi trừ tiền phạt do vi phạm hợp đồng, kế toán ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 111,112 - Tổng số tiền thu.

  • Cuôì tháng:

+ Kết chuyển giảm trừ doanh thu, kế toán ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

+ Kết chuyển doanh thu thuần, kế toán ghi

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả.

+ Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung câp

Nợ TK 911 - Xác định kết quả

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

Trên cơ sở doanh thu, chi phí kế toán có thể xác định lợi nhuận gộp của từng hợp đồng hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng.

* Ví dụ minh họa:

Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng Huong Sen phân loại nguyên liệu, vật liệu chếhiêh thực phẩm như sau:

  • Nguyên vật liệu chính: Gồm toàn bộ các loại lương thực và thịt các loại động vật.
  • Nguyên vật liệu phụ: Thực phẩm khô và các loại gia vị, rau củ.

Trong tháng 2/20X, có tình hình hoạt động kinh doanh như sau: (Đơn vị: l.OOOđ)

1. Tổng hợp các hóa đơn mua hàng trong tháng theo giá chưa có thuếGTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. SỐ thực phẩm đã được nhập kho đủ.

Nguyên vật liệu chính: 155.000 Nhiên liệu: 8.000

Vật liệu phụ: 40.000                          Công cụ đồ dùng: 18.000

  1. Tổng họp các phiêu xuất kho về nguyên vật liệu của bộ phận bếp ăn trong tháng gồm:
  • Nguyên vật liệu chính xuâ't kho dùng hết cho hoạt động chếbiên.
  • Vật liệu phụ xuất kho dùng hết, trong đó liên quan đến hoạt động chế biến 80% và hoạt động quản lý nhà hàng 20% giá trị xuất kho.
  • Do trong tháng mất điện, nên phải chạy máy phát điện, do đó nhiên liệu xuất dùng trực tiếp hết cho hoạt động chế biến 70% và sử dụng cho hoạt động quản lý nhà hàng 30% giá trị xuất kho.
  • Xuất dùng công cụ, dụng cụ phục vụ ở bộ phận chế biến 100% giá trị xuất dùng, được phân bổ trong 6 tháng.
  1. Tổng hợp các bảng thanh toán lương:
  • Lương nhân viên bếp và phục vụ bàn: 45.000
  • Lương bộ phận quản lý nhà hàng: 15.000
  • Lương bộ phận giám đốc và khôi văn phòng: 20.000
  1. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí.
  2. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán (bao gồm 10% thuếGTGT)
  • Điện nước, điện thoại dùng cho bộ phận nhà hàng 16.500, bộ phận quản lý doanh nghiệp 6.600
  • Sửa chữa bảo trì thường xuyên TSCĐ ở bộ phận nhà hàng 3.300
  1. Trích khâu hao TSCĐ ở bộ phận nhà hàng 12.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 7.500.
  2. Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt (đã bao gồm

thuê' GTGT 10%) phục vụ quản lý nhà hàng 9.900, quản lý điều hành doanh nghiệp 27.500

  1. Tổng hợp các hóa đon GTGT để ghi nhận doanh thu và thuếGTGT đầu ra trong tháng:
  • Doanh thu (gồm cả phí phục vụ) thu bằng tiền mặt 420.000, thuếGTGT 10%
  • Doanh thu (gổm cả phí phục vụ) chưa thu tiền 45.000, thuếGTGT 10%
  1. Tài liệu bổ sung:
  • Các khoản trích theo lưong tính vào chi phí của các bộ phận liên quan
  • Doanh nghiệp hạch toán hàng tổn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, và tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, tính thuế GTGT theo phương pháp khâu trừ.

Yêu cầu:

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  2. Tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 2/200X?
Lời giải:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tếphắt sinh.
1. NợTK152
Trong đó: NLC: 155.000
NLP: 40.000
NL: 8.000
NợTK 153
NợTK133
CÓTK111
 

2.1. Nợ TK 621

Có TK 152 (NLC)

155.000

155.000

2.2. Nợ TK 621

32.000

 

Nợ TK 627

8.000

 

Có TK 152 (NLP)

 

40.000

2.3. Nợ TK 621

5.600

 

Nợ TK 627

2.400

 

Có TK 152 (NL)

 

8.000

2.4. Nợ TK 242

18.000

 

Có TK 153

 

18.000

Nợ TK 627

3.000

 

Có TK 242

 

3.000

3. Nợ TK 622

45.000

 

Nợ TK 627

15.000

 

Nợ TK 642

20.000

 

Có TK 334

 

80.000

4. Nợ TK 622

10.575

 

Nợ TK 627

3.525

 

Nợ TK 642

4.700

 

Có TK 338

 

18.800

5

 

 

5.1. Nợ TK 627

15.000

 

Nợ TK 642

6.000

 

Nợ TK 133

2.100

 

Có TK 331

 

23.100

5.2. Nợ TK 627

3.000

 

Nợ TK 133

300

 

Có TK 331

 

3.300

6. Nợ TK 627

12.000

 

 

Nợ TK 642

Có TK 214

7.500

19.500

7. Nợ TK 627

9.000

 

Nợ TK 642

25.000

 

Nợ TK 133

3.400

 

Có TK111

 

37.400

8.

 

 

8.1. Nợ TK111

462.000

 

Có TK 511

 

420.000

Có TK 3331

 

42.000

8.2. Nợ TK 131

49.500

 

Có TK 511

 

45.000

Có TK 3331

 

4.500

 

 

2. Tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 2/20X

- Tổng hợp chi phí dịch vụ phát sinh trong tháng 2/20X: Nợ TK 154           319.100

Có TK 621                          192.600

Có TK 622                          55.575

Có TK 627                          70.925

Nợ TK 632                319.100

Có TK 154

- Kết chuyên chi phí liên quan:

NợTK911                  382.300

Có TK 632                          319.100

Có TK 642                          63.200

- Kết chuyển doanh thu liên quan:

NợTK511                  465.000

Có TK 911                          465.000

Kết quả kinh doanh tháng 2/20X = 465.000 - 382.300 = 82.700

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THựC HÀNH
4.1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của dịch vụ nhà hàng?
Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán chi phí dịch vụ nhà hàng?
Câu 3: Nêu phương pháp chung dùng để tính giá thành dịch vụ nhà hàng?
Câu 4: Trình bày phương pháp kế toán doanh thu dịch vụ nhà hàng?
Câu 5: Nêu bản chất và nội dung kinh tế của chi phí và giá thành dịch vụ nhà hàng?
4.2. Bài tập thực hành
Bài 1: Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng Phương Minh phân loại nguyên liệu, vật liệu chếbiến thực phẩm như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Gồm toàn bộ các loại lương thực và thịt các loại động vật...
- Nguyên vật liệu phụ: Thực phẩm khô và các loại gia vị, rau củ...
Trong tháng 5/N, có tình hình hoạt động kinh doanh như sau: (Đơn vị: l.OOOđ)
1. Tổng hợp các hóa đơn mua hàng trong tháng theo giá chưa có thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. SỐ thực phẩm đã được đưa ngay vào bộ phận chế biến.
Nguyên vật liệu chính: 200.000 Nhiên liệu: 10.000 Vật liệu phụ: 35.000 Công cụ đồ dùng: 24.000
Biết: Trong đó vật liệu phụ liên quan đến hoạt động chế biến 70% và hoạt động quản lý nhà hàng 30%.
- Công cụ, dụng cụ phục vụ ở bộ phận chế biến 100% giá trị xuất dùng, được phân bổ trong 6 tháng.
2. Tổng hợp các bảng thanh toán lương:
- Lương nhân viên bếp và phục vụ bàn: 54.000
- Lương bộ phận quản lý nhà hàng: 18.000
- Lương bộ phận giám đôc và khôi văn phòng: 22.000
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí.
4. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán (bao gồm 10% thuếGTGT)
- Điện nước, điện thoại dùng cho bộ phận nhà hàng 11.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 5.500
- Sửa chữa bảo trì thường xuyên TSCĐ ở bộ phận nhà hàng 4.400
5. Trích khâu hao TSCĐ ở bộ phận nhà hàng 10.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 6.500.
6. Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt (đã bao gồm thuê' GTGT 10%) phục vụ quản lý nhà hàng 8.800, quản lý điều hành doanh nghiệp 25.300
8. Tổng hợp các hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu và thuếGTGT đầu ra trong tháng:
- Doanh thu (gồm cả phí phục vụ) thu bằng tiền mặt 550.000, thuếGTGT 10%
- Doanh thu (gổm cả phí phục vụ) chưa thu tiền 54.000, thuếGTGT 10%
9. Tài liệu bổ sung
- Các khoản trích theo lương tính vào chi phí của các bộ phận liên quan
- Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, và tính giá xuâ't kho theo phương pháp nhập trước xuâ't trước, tính thuế GTGT theo phưong pháp khâu trừ.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 5/N?
 
Bài 2: Nhà hàng Diamond, kế toán hàng tổn kho theo phương pháp KKTX, tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 10/20X có tài liệu sau (Đơn vị: 1000 đ)
1. Khách hàng A ký họp đồng số 1505, đặt 100 mâm cỗ vào ngày 27/10/20X. Đon giá 2.650/mâm (bao gồm cả thuếGTGT). Khách hàng A đặt trước 50.000 bằng tiền mặt.
2. Ngày 27/10 nhà hàng mua thực phẩm chuẩn bị cỗ cho khách hàng A vào ngày 27/10: Giá chưa thuế 85.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
3. Bảng kê thu mua thực phẩm đê’ thục hiện hợp đồng số 1505 ngày 27/10: 10.500, thanh toán bằng tiền tạm ứng.
4. Chi mua ga cho nhà hàng 800 bằng tiền mặt.
5. Chi mua gia vị cho nhà hàng bằng tiền mặt 200.
6. Hóa đơn tiền nước ngày 29/10, tiền nước chưa thuế 500, thuếGTGT 5%. Đã chi bằng tiền mặt.
7. Hóa đơn tiền điện ngày 29/10, tiền điện chưa thuế4.600, thuếGTGT 10%, đã thanh toán bằng Tiền gửi ngân hàng (đã có giây báo của ngân hàng).
8. Bảng phân bố tiền lương trong tháng:
- Lương cho đầu bê'p và nhân viên chạy bàn 35.000
- Lương nhân viên quản lý bộ phận nhà hàng 10.000
Trích các khoản BHXH, BHYT, BHNT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
9. Bảng phân bổ khâu hao TSCĐ, khâu hao TSCĐ ở bộ phận nhà hàng 25.250
Ỵêu cẩu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Tính giá thành và xác định lợi nhuận gộp dịch vụ nhà hàng.
 
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn