Kế toán lợi nhuận trong doanh nghiệp


Kế toán lợi nhuận trong doanh nghiệp

Lợi nhuận doanh nghiệp của bạn đang để là bao nhiêu đối với kế toán lợi nhuận trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đến doanh nghiệp. Lợi nhuận nhiều việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều và ngược lại.
 
1. Lợi nhuận và cách xác định lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuâ't kinh doanh và các hoạt động khác trong doanh nghiệp sau một thời kỳ nhâ't định (tháng, quý, năm), được thể hiện bằng chỉ tiêu lãi hoặc lô. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp.
 
Lợi nhuận của doanh nghiệp (hay còn gọi là kết quả hoạt động kinh doanh) bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuâ't kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
 
- Lọi nhuận từ hoạt động sản xuâl kinh doanh (hay còn gọi là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh): Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần cộng (+) với doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) đi trị giá vôh hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
 
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác.
 
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:
 
 
Lợi nhuận khấc = Thu nhập khác - Chi phí khác
 
Tổng lọi nhuận trước thuê'là căn cứ để xác định chi phí thuế thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp:
 
Nếu có giá trị âm (nhỏ hon không), hoạt động kinh doanh của DN bị lỗ.
Nếu có giá trị dương (lớn hơn không), hoạt động kinh doanh của DN có lãi thì DNDV phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
 
 
Trong đó, chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí liên quan đên thu nhập của đơn vị. Đây là công cụ để điều tiết thu nhập, kích thích tiết kiệm, tăng đầu hr nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả xã hội. về bản châ't thuế thu nhập là một khoản chi phí của doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 thì: chi phí thuê' thu nhập doanh nghiệp là tôhg giá trị của thuếhiện hành và thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kỳ.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Thu nhập chịu thuế chịu sự điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lợi nhuận kế toán hình thành qua công việc kế toán theo chế độ kế toán nên giữa chúng có thê’ có chênh lệch gồm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn. Trong đó chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân đôì kế toán và cơ sở tính thuế của khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:

  • Chênh lệch tạm thời phải chịu thuếTNDN: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản phải chịu thuế khi xác định thu nhập chiụ thuế TNDN của các kỳ tuơng lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả liên quan được thu hồi hoặc thanh toán.
  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế TNDN của các kỳ trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả liên quan được thu hồi hoặc thanh toán.
 
  • Tương ứng vói 2 loại chênh lệch tạm thời có:
    - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là sô' thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
    + Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm;
    + Hoàn nhập tài sản thuê'thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
    + Thuê' thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thòi chịu thuê'phát sinh trong năm và thuê'suâ't thuê'thu nhập hiện hành theo công thức sau:
     

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuê' thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
+ Ghi nhận tài sản thuê'thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của DN được xác định theo công thức sau:
 
2. Kế toán lợi nhuận
Các chỉ tiêu doanh thu cung câ'p dịch vụ bán hàng, trị giá vôn của dịch vụ đã cung câ'p và hàng đã bán, các khoản giảm trừ doanh thu đã được trình bày chi tiết trong các chưong trên. Vì vậy, phần này chúng tôi chi đi vào đề cập một sô' các nội dung kế toán sau:
 
Kế toán chỉ phí hấn hàng và chi phí quản ỉý doanh nghiệp
a) Nộí dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình DN thực hiện cung cap dịch vụ và bán sản phẩm, hàng hóa, gổm:
+ Chi phí nhân viên: bao gồm các chi phí về lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng, cung cấp dịch vụ; đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hóa...;
+ Chi phí vật liệu, bao bì: gồm các chi phí về vật liệu, bao bì, nhiên liệu xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
+ Chi phí dụng cụ, đổ dùng phục vụ cho quá trình bán hàng, cung câ'p dịch vụ;
+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, tính toán, đo lường...;
+ Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa;
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng và cung câ'p dịch vụ như điện, nước, điện thoại, thuê ngoài vận chuyển hàng hóa đi bán, hoa hồng cho đại lý bán hàng...;
+ Chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hội nghị khách hàng...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí cho hoạt động quản lý chung của DNZ gồm chi phí về lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bộ phận quản lý DN; chi phí vật liệu, công cụ đổ dùng văn phòng; khâu hao TSCĐ dùng cho quản lý DN; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy, nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị...)
+ Chi phí nhân viên quản lý: bao gồm các chi phí về lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý (Ban giám đô'c, các phòng, ban);
+ Chi phí vật liệu quản lý: gồm các chi phí về vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp;
+ Chi phí đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý;
+ Chi phí khâu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp như khâu hao nhà làm việc của các phòng, ban; vật kiến trúc; máy móc, thiết bị quản lý...;
+ Các khoản thuế, phí, lệ phí DN phải nộp: thuế môn bài, tiền thuê đâ't...;
+ Chi phí dự phòng gồm dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí SXKD của DN;
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý của DN như điện, nước, điện thoại, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ của bộ phận quản lý DN...;
+ Chi phí bằng tiền khác phát sinh trong công tác quản lý DN như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe...
 
b) Tài khoản sử dụng
- TK 641 - Chi phí bán hàng: Dùng đê’ phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ kế toán.

Kết câu và nội dung phản ánh của tài khoản 641.

Bên Nợ:

Các chi phí phát sinh liên quan đên quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Bên Có:

Kê't chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 - Xác định kết quả KD, đê’ tính kết quả KD trong kỳ.

Tài khoản 641 không có số du cuối kỳ.

TK 641 - Chi phí bán hàng, có 7 TK cấp 2:

+ TK 6411 - Chi phí nhân viên

+ TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì

+ TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đô'dung

+ TK 6414 - Chi phí khâu hao TSCĐ

+ TK 6415 - Chi phí bảo hành

+ TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác

  • TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Dùng đê phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp.

Kê't câu và nội dung phản ánh của tài khoản 641:

Bên Nợ:

  • Các chi phí quản lý DN thực tế phát sinh trong kỳ;
  • SỐ dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa sô' dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ truớc chưa sử dụng hết);
  • Dự phòng trợ câp mâ't việc làm.

Bên Có:

  • Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa sô' dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn sô' dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
  • Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 -

Xác định kết quả KD, đê’ tính kết quả KD trong kỳ.

Tài khoản 642 không có số du cuối kỳ.

TK 642 - Chi phí quản lý DN, có 8 TK câp 2:

+ TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

+ TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

+ TK 6423 - Chi phí đồ dung vãn phòng

+ TK 6424 - Chi phí khâu hao TSCĐ

+ TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí

+ TK 6426 - Chi phí dự phòng

+ TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ TK 6428 - Chi phí bằng tiêh khác

c) Phương pháp kê'to án

  • Khi tính lương, tiền công, các khoản phụ câp phải trả nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN, căn cứ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

  • Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, kê'to án ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

  • Khi xuat NVL dùng cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý căn cứ Phiếu xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 152 - Nguyên vật liệu.

  • Khi xua't CCDC dùng cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý, căn cứ Phiếu xuất kho, ghi:

    + Nếu CCDC có giá trị nhỏ, phân bổ 1 lần:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 153 - Công cụ dụng cụ.

    + Nêu CCDC xuất 1 lần có giá trị lớn, cần phân bổ dần:

    Nợ TK 242 - Chi phí trả truóc

    Có TK 153 - Công cụ dụng cụ.

    • Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí, ghi:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 242 - Chi phí trả trước.

    • Khi trích khấu hao máy móc, thiết bị, TSCĐ do bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý sử dụng, căn cứ bảng tính và phân bổ khâu hao TSCĐ, kế toán ghi:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

    • Trường hợp sử dụng phưong pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

    + Khi trích trước, căn cứ dự toán chi phí, ghi:

    Nọ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nọ TI< 642 - Chi phí quàn lý doanh nghiệp

    Có TK 335 - Chi phí phải trả.

    + Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tê'phát sinh, ghi:

    Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

    Có TK 331, 214, 111, 112, 152...

    • Trường hợp phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ một lần có giá trị lớn mà DN không sử dụng phương pháp trích trước, ghi:

    Nợ TK 242 - Chi phí trả trước Có TK 331, 214, 111, 112, 152...

    Định kỳ, phân bổ vào chi phí, ghi:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có các TK 242 - Chi phí trả trước.

    • Khi thanh toán chi phí điện, nước, thuê nhà xưởng thuộc bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý, căn cứ Hóa đon GTGT, ghi:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

    Có các TK 111,112, 331 - Tổng giá thanh toán.

    • Khi phát sinh chi phí bằng tiền dùng cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý căn cứ Phiếu chi, Báo Nợ của ngân hàng, kế toán ghi:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111,112

    • Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý DN, ghi:

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi.

    • Hoàn nhập sô' chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết, ghi:

    Nợ TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

    • Cuối kỳ, kết chuyển Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

      Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

      Có TK 641 - Chi phí bán hàng

      Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bạn nên xem thêm:  Công việc kế toán kinh doanh dịch vụ   &&&  Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn