Kế toán tài sản, hàng hóa thừa, thiếu chờ giải quyết theo TT200


Kế toán tài sản, hàng hóa thừa, thiếu chờ giải quyết theo TT200. Hiện nay, khi DN tiến hành kiểm kê tài sản, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu thì kế toán xử lý thế nào? Dưới đây là cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tài sản, hàng hóa thừa, thiếu chờ giải quyết.

 

1. Định khoản tài sản, hàng hóa thừa chờ giải quyết.

 

Kiểm kê phát hiện thiếu hụt tài sản, hàng hóa.

Căn cứ vào biên bản kiểm kê, định khoản:

Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa (Theo giá trị hợp lý)

       Có TK 3381: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa (Theo giá trị hợp lý).

 

Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thừa.

Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thừa, định khoản:

Nợ TK 3381: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa

      Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc

      Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư – XDCB (TT 200)

      Có TK 3388: Phải trả, phải nộp khác

      Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

      Có TK 711: Thu nhập khác.

Kế toán tài sản, hàng hóa thừa, thiếu chờ giải quyết theo TT200

2. Định khoản tài sản, hàng hóa thiếu chờ giải quyết.

Kiểm kê phát hiện thiếu hụt tài sản, hàng hóa.

Kế toán tiến hành lập biên bản và tìm nguyên nhân. Khi chưa phát hiện ra nguyên nhân, định khoản:

Nợ TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý

      Có TK 111, 152, 153, 156, 211,… : Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý.

 

Khi xác định được nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa.

Nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất hoặc nhân viên công ty làm mất.

– Đền bù bằng chính số hàng thiếu đó, định khoản:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211,…: Trị giá số tài sản thiếu

      Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu.

 

– Đền bù bằng tiền, hoặc trừ vào lương, tổng số tiền họ phải trả đã bao gồm thuế GTGT của số hàng bị thiếu đó và định khoản như sau:

Nợ TK 111, 112: Trị gía số tiền bồi thường

Nợ TK 1388: Trị gía số tiền bồi thường chưa thanh toán

Nợ TK 334: Trị gía số tiền bồi thường trừ vào lương của nhân viên

Nợ TK 632, 642, 811: Trị gía số tiền bồi thường tính số hàng mất vào chi phí trong kỳ

      Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu

      Có TK 1331: Trị giá GTGT của hàng bị thiếu.

 

Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu.

Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, định khoản:

Nợ TK 111: Trị giá tiền mặt (do cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 1388: Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 334: Phải trả người lao động (trị giá bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Nợ TK 811: Trị giá còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp

       Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý.  

 

Trên đây là toàn bộ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu lliên quan đến tài sản, hàng hòa hóa thừa, thiếu chờ giải quyết theo TT200

 

Xem thêm: Kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước

 

 

Các tin cũ hơn