Mẫu đề thi và bài giải kế toán quản trị năm 2020


Mẫu đề thi và bài giải kế toán quản trị năm 2020

Mẫu đề thi và bài giải kế toán quản trị năm 2020 các bạn chuẩn bị thi có thể tham khảo để có được điểm số tốt nhất cho mình trong kỳ thi đợt này. Bạn tham khảo chi tiết lời giải dưới đây

Câu 1: Đvt: 1000đ

Tỷ lệ phân bổ CPSXC ước tính = 3.360.000/7.000 = 480 (1000đ/bàn) Chi phí SXC phân bổ = 480 x 6.500 = 3.120.000 (1000đ)

Chi phí SXC phân bổ thiếu = 3.250.000 - 3.120.000 = 130.000 (1000đ) Phương án xử lý chênh lệch: phân bổ vào GVHB Nợ TK 632: 130.000

 

 

Có TK 627: 130.000   

Câu 2: Dự toán doanh thu

 

Chỉ tiêu

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Tổng

1.Sản lượng tiêu thụ (bàn)

7.000

5.000

7.500

8.000

27.500

2.Giá bán (triệu)

4,2

4,2

4,2

4,2

4,2

3.Doanh thu (triệu)

29.400

21.000

31.500

33.600

115.500

 

Dự toán thu tiền

 

 

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Tổng

1.Tiền thu từ quý trước

6.300

9.450

10.080

9.450

35.280

2.Tiền thu từ quý này

20.580

14.700

22.050

23.520

80.850

3.Tổng

26.880

24.150

32.130

32.970

116.130

 


Câu 3:

Vì đề bài không nói rõ chi phí chung cố định 2,1 tỷ là tính cho năm hay quý. Giả sử chi phí chung cố định 2,1 tỷ đồng là tính cho quý I

Lưu ý: đi thi nếu đề cho không rõ thì hỏi thầy cô nhé!

Đvt: triệu đồng

Yêu cầu 1:

Chi phí SXC biến đổi đơn vị sản phẩm = (3.250 - 2.100)/6.500 = 0,18 (triệu)

Lợi nhuận góp đvsp (bàn phổ thông) = 2,8 - 1,6 - 0,18 = 1,02 (triệu)

Lợi nhuận góp đvsp (bàn cao cấp) = 4,2 - 2,6 - 0,18 = 1,42 (triệu)

Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = 1,02 x 0,6 + 1,42 x 0,4 = 1,18 (triệu)

Sản lượng hoà vốn = 2.100/1,36 = 1.780 (bàn)

Sản lượng hoà vốn (bàn phổ thông) = 1.780 x 0,6 = 1.068 (bàn)

Sản lượng hoà vốn (bàn cao cấp) = 1.780 x 0,4 = 712 (bàn)

Nếu 2,1 tỷ là chi phí chung cố định của năm 2019 thì:

Chi phí SXC biến đổi đvsp = (3.250 x 27.500/6.500 - 2.100)/27.500 = 0,42 (triệu) Lợi nhuận góp đvsp (bàn phổ thông) = 2,8 - 1,6 - 0,42 = 0,78 (triệu)

Lợi nhuận góp đvsp (bàn cao cấp) = 4,2 - 2,6 - 0,42 = 1,18 (triệu)

Các dữ kiện và yêu cầu còn lại các em cũng tính tương tự nha!

Yêu cầu 2:

Sản lượng tiêu thụ (bàn phổ thông) = 0,6 x 27.500 = 16.500 (bàn)

Sản lượng tiệu thụ (bàn cao cấp) = 27.500 - 16.500 = 11.000 (bàn)

Tỷ lệ lợi nhuận góp đơn vị bình quân = 36,43% x 50% + 33,81% x 50% = 35,12% Định phí cho năm 2019 = 2.100 x 4 = 8.400 (triệu)

 

BÁO CÁO KINH DOANH CÔNG TY ĐẠI HOÀNG SƠN

Năm 2019 Đvt: triệu đồng

 

Bàn phổ thông

Bàn cao cấp

Tổng

Đơn

vị

Tổng

Tỷ lệ

Đơn

vị

Tổng

Tỷ lệ

Đơn

vị

Tổng

Tỷ lệ

1.Doanh

thu

2,8

46.200

100

4,2

46.200

100

 

92.400

 

2. Biến phí

1,78

29.370

63,57

2,78

30.580

66,19

 

59.950

 

3. LN góp

1,02

16.830

36,43

1,42

15.620

33,81

1,18

32.450

35,12

 

 

4. Định phí

 

 

 

 

 

 

 

8.400

 

5.LN thuần

 

 

 

 

 

 

 

24.050

 

 

Nhận xét:

Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp của công ty Đại Hoàng Sơn phản ánh doanh thu, biến phí, lợi nhuận góp cho từng loại sản phẩm (bàn phổ thông và bàn cao cấp) đồng thời phản ánh lợi nhuận thuần của công ty khi sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2019 là 27.500 bàn

Yêu cầu 3:

Lợi nhuận góp đvsp (bàn cao cấp) = 3,9 - 2,78 = 1,12 (triệu)

Lợi nhuận của công ty sẽ giảm: (13.750 - 16.500) x 1,02 + 13.750 x 1,12 - 11.000 x 1,42 = 3.025 (triệu)

Câu 4:

Giả sử đê bài như sau: Theo định mức 1m dài tủ bếp công ty Khánh Art cần 1,2 m kính, đơn giá kính là 800.000đ/m. Quý I tổng chi phí kính trang trí là 748 triệu đồng tương ứng với 800m tủ và 880 m kính. Hãy phân tích chi phí kính trang trí của công ty và nhận xét.

Chỉ tiêu

Mức tiêu hao (kg/m tủ bếp)

Đơn giá (1000đ/kg)

SLSX (m tủ bếp)

Tổng chi phí (1000đ)

Dự toán

1,2

800

 

 

Thực tế

1,1

850

800

748.000

 

Tổng chi phí kính cho phép phát sinh: (1,2 x 800) x 800 = 768.000 (1000đ) Tổng mức biến động chi phí kính: 20.000 (1000đ) (T)

Trong đó:

Biến động mức tiêu hao kính: (880 - 960) x 800 = 64.000 (1000đ) (T)

Biến động giá kính: (850 - 800) x 880 = 44.000 (1000đ) (X)

Nhận xét:

Nguyên nhân:

  • Biến động tiêu hao nguyên vật liệu (kính): mức tiêu hao thực tế nhỏ hơn mức tiêu hao dự kiến có thể do chất lượng NVL tốt, máy móc hoạt động ổn định, tay nghề công nhân cao, kiểm soát tốt quá trình sản xuất.
  • Biến động giá nguyên vật liệu (kính): giá thực tế cao hơn giá dự kiến có thể do giá NVL trên thị trường tăng, chất lượng NVL tốt hơn, chọn NCC không phù hợp dẫn đến mua với giá cao,...

Biện pháp: duy trì mức tiêu hao NVL như hiện nay, duy trì hoạt động máy móc, nên chọn một NCC khác có giá NVL rẻ hơn nếu chất lượng nguyên vật liệu không tốt hơn.

Bạn xem thêm:

bài tập kế toán ngân hàng có lời giải

Các tin cũ hơn