Tất tần tật về tín dụng thương mại 2021


Tất tần tật về tín dụng thương mại

I. TỔNG QUÁT

1. Khái niệm.

Tín dụng thương mại là hình thức sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tô chức kinh tế được thế hiện dưới hình thức các doanh nghiệp mua chịu hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.
Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền.

2. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại.

Là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điếm thời vụ trong sản xuất, mua hoặc bán sản phấm, vì vậy xảy ra hiện tượng có một số nhà doanh nghiệp có hàng hoá muốn bán, trong lúc đó một số nhà doanh nghiệp khác muốn mua nhưng không có tiền. Trog trường hựp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người bán muốn thực hiện được sản phẩm họ có thế bán chịu hàng hoá cho gười mua.
Mua bán chịu là hình thức tín dụng vì:
Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định.
Đến thời hạn đã được thoả thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất.

3. Vai trò của tín dụng thương mại.

Trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo kế hoạch tập trung hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều cấm tín dụng thương mại hoạt động. Đen những năm 1980 gắn liền với quá trình cải tổ và đổi mới quản lý kinh tế nhà nước đã bắt đầu cho phép tín dụng thương mại hoạt động.
Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mạ một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của các nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu, đòng thời giúp các xí nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình. Mặt khác, sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giup cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một vai trò quan trọng khác của tín dụng thương mại, đó là nó quyết định tính không ăn khớp của quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Vì trong nền kinh tế người sản xuất có hàng hoá nhưng chưa chắc người kinh doanh đã có tiền và người kinh doanh có tiền chưa chắc người sản xuất có hàng hoá. Tín dụng thương mại đã làm tăng nhanh tóc độ lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
Tín dụng thương mại còn góp phần tiết kiệm tiền mặt, tiết kiệm lưu thông
tiền tệ, đảm bảo mối quan hệ kinh tế trong một nền kinh tế.

4. Đặc điếm của tín dụng thưong mại.

Vốn tín dụng tồn tại dưới hình thức hiện vật (do đó có độ an toàn khá cao);
Toàn bộ vốn tín dụng chưa phải là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rồi đã rút ra khỏi quá trình sản xuất mà nó vẫn ở trong quá trình sản xuất kinh doanh (vốn sản xuất kinh doanh);
Quá trình vận đống của vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vàc quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh.

5. Các loại tín dụng thương mại

1.Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tím dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản
Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu tức là thương nhân nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật Mỹ là 180 ngày, luật Nhật Bản quy định từ 180 đến 360 ngày.
Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là thương nhân xuất khẩu và thương nhân nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay.
2.Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu) là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng. Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng.
 
Tất tần tật về tín dụng thương mại
 
3.Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng.Ví dụ cấp cho nhà xuất khẩu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ hàng hóa, cho vay chiết khấu hối phiếu...Mọi tín dụng của người môi giới đều là tín dụng ngắn hạn.

6. Công cụ của tín dụng thưong mại.

Cơ sở pháp ly xác định quan hệ nợ nợ là giấy báo nợ.Đây là một loai đặc biệt của khế ước dân sự xác định trao quyền cho người bán và nghĩa vụ thanh toán nợ của người mua khi món nợ đến hạn.
Giấy nợ trong tín dụng thương mại gọi là thương phiếu.
Thương phiếu có hai loại đó là kỳ phiếu và hối phiếu.
6.1. Kỳ phiếu thương mại là do người mua chịu phát hành ra để cam kết trả một món nợ tiền nhất định khi đến hạn cho người bán.
6.2. Hối phiếu là do người bán chịu phát hành ra để ra lệnh cho người mua chịu trả số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn.
Bỏ qua sự khác biệt về người phát hành ra nó, hối phiếu và kỳ phiếu đều giống nhau là thực hiện nghĩa vụ tài chính mà người mua chịu phải chiụ trách nhiệm trước người bán chịu vào thời điểm nhất định với những điều kiện nhất định.
6.3. Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.
Trên lệnh phiếu kì hạn được quy định rõ một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.
Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.
Một số điểm khác nhau giữa hối phiếu và lệnh phiếu:
+ Hối phiếu do chủ nợ lập, còn lệnh phiếu do người thiếu nợ lập
+ Hối phiếu thông thường có 3 người quan hệ với nhau: Người phát hành hối phiếu (người phát lệnh), người trả tiền theo hối phiếu (người thu lệnh) và người hưởng thụ. 
+Còn lệnh phiếu thường có 2 người liên hệ: người phát lệnh phiếu và người hưởng thụ. 
+Hối phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó
6.4. Đặc điếm của thương phiếu
- Tính trừu tượng: trên thương phiếu không ghi rõ nguồn gốc và mục đích khoản nợ mà chỉ ghi nghĩa vụ tài chính.
- Tính bắt buộc: luật pháp sẽ can thiệp vào hành vi mua bán chịu đến thời hạn thanh toán người mua chịu phải chịu trách nhiệm trả tiền một cách vô điều kiện đối với người bán chịu.
- Đựơc lưu thông như tiền: nó được dùng làm phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán trong trời hạn hiệu lực của nó.

7. Ưu, nhược điếm của tín dụng thương mại

7.1. Ưu điểm
- Giúp cho các doanh nghiệp (mua và bán) đảm bảo duy trì được tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Quyết định tính không ăn khớp của sản xuất hàng hoá, làm đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá;
- Góp phần làm giảm chi phí lưu thông trong nền kinh tế và tham gia điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trục tiếp;
- Tiết kiệm được khối lượng lưư thông tiền mặt. Tín dụng thương mại tồn tại cùng với nền kinh tế thị trường, trở thành một đặc trung của nền kinh tế thị trường.
7.2. Nhược điểm
Mặc dù tín dụng thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng nó không thế thay thế các hình thức tín dụng khác, vì nó có nhữg mặt hạn chế sau:
- Hạn chế về quy mô tín dụng và chiều vận động của hàng hoá. Tín dụng thương mại do các nhà doanh nghiệp cung cấp và họ chỉ cung cấp giới hạn khả năng của mình. Neu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người cho vay không thế đáp ứng được.
Quy mô lớn nhất của tín dụng thương mại = tống giá trị hàng hoá của người bán chịu
Chiều vận động của tín dụng thương mại phụ thuộc vào chiều vận động của hàng hoá.
Nó chỉ vận động theo một chiều nhất định. Do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế, dẫn đến khhủng hoảng kinh tế mang tính lan tryền, cộng hưởng nếu một khâu nào đó hay một bộ phận nào đó bị phá sản.
- Hạn chế về thời hạn cho vay: Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của một doanh nghiệp có thế phù hợp với nhau, vì vậy khi thời hạn mà người cho vay muốn cung cấp và người đi vay có nhu cầu không phù họp hau thì tín dụng không thể xảy ra. Tuy nhiên, nhờ phương pháp cấp tín dụng của ngân hàng dưới hình thức chiết khấu đã giải quyết được một phần hạn chế.
- Hạn chế phương hướng: Tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức hàng hoá, vì vậy nhà doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho một số xí nghiệp nhất định-những xí nghiệp cần hàng hoá đó đế sử dụng cho sản xuất kinh doanh hoặc dự trữ để bán.
- Tạo ra mầm mong của khủng hoảng sản xuất thừa
Vì nếu mua trao tay tức là chỉ mua những thứ cần thiết trong ngắn hạn vì số tiền là có giới hạn. Nhưng nếu có tín dụng thương mại tức là có tích luỹ tạo ra cầu giả tạo làm cho người sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều hơn và do đó sẽ tạo ra sự dư thừa hàng hoá.
- Loại bỏ khả năng kiếm soát của hệ thống ngân hàng với hoạt động kinh tế quốc dân làm tạo ra mầm mong cho những nguồn thu nhập bất hợp pháp.

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIẺN CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng
a. Thuận lợi
- Do đặc điểm tình hình kinh tế,số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam tăng mở rộng qui mô
- Gia nhập ASIAN,AFTA,APEC,WTO…mở rộng quan hệ gia lưu thương mại
- Đòi hỏi doanh nghiệp tìm hiểu,sử dụng các phương thức,phương tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế,tín dụng thương mại quốc tế như séc,hối phiếu đòi nơ…
- Đảng Nhà nước quan tâm và có nhiều giải pháp để phát triển hoạt động TDTM
- Việc ban hành luật mới vế công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động TDTM. Thúc đẩy giao lưu thương mại thông qua công cụ thanh toán,tín dụng mới cho nền kinh tế tăng khả năng lưu thông của các công cụ chuyển nhượng…
b. Khó khăn
- Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh hiểu biết còn rất ít hoặc còn hiểu mơ hồ về công cụ chuyển nhượng…
- Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng hoá, người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có lòng tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hoá ra tiền của thương phiếu khi đến hạn.
- NHNN vẫn chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu, chưa ban hành mẫu biểu cụ thể cho thương phiếu để nó có thể trở thành một công cụ lưu thông tín dụng pháp định có thể thay thế cho tiền mặt trong lưu thông
- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn kém. Chính vì những khó khăn trên mà trong thời gian qua, thương phiếu và các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt Nam.

2. TDTM quốc tế 

Sự bùng nổ hình thức TDTM quốc tế trong mấy năm gần đây đặt nước ta vào tình trạng hết sức khó khăn vì một mặt, TDTM quốc tế là công cụ thuận lợi cho kinh doanh quốc tế, nó làm tăng đáng kế khối lượng xuất nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như các ngành sản xuất có đầu vào là nguyên liệu ngoại nhập, mặt khác nó cũng gây những hậu quả cho nền kinh tế với hiện trạng.
a. Quản lý TDTM quốc tế đang bị thả lỏng
- Do thiếu hiểu biết, người ta ngộ nhận rằng nguồn vốn thu hút từ việc mở L/c trả chậm là nguồn vốn rẻ tiền và có thế dùng thoải mái tới mức họ quên đi những rủi ro đáng lo ngại và hậu quả xấu cho đất nước và các ngân hàng lao vào nghiệp vụ này một cách phiêu lưu. Nguyên nhân chính ở đây là việc quản lý hình thức tín dụng này hầu như bị thả nổi. Quỹ tiền tệ quốc tế khuyên ta nên hạn chế doanh nghiệp vay nước ngoài cho phù hợp với khả năng trả nợ nhưng con số vẫn không ngừng gia tăng.
Người ta cảnh báo rằng, nguy cơ đáng lo ngại là có những công ty TNHH với số vốn trong TNHH chỉ có 3 tỷ đồng nhưng đã mở tổng số L/c trả chậm là 41 triệu USD. Như vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ hay giá hàng nhập theo L/c đó giảm 1% là doanh nghiệp lồ vốn 410.000USD, vượt số vốn tự có.
- Khối lượng TDTM quốc tế lớn như vậy nhưng chủ yếu đế nhập khẩu hàng tiêu dùng, sau đó chính cán cân thanh toán quốc tế sẽ phải gánh chịu việc trả nợ này khi đáo hạn.
- Về phía quy định, việc bảo lãnh cho mỗi L/c hầu như không có thế lệ hướng dẫn thi hành, ghi chép ngoại bảng không kiếm soát nổi đến chỗ thắt chặt gần như cấm hoàn toàn. Nó thường xuyên bị lợi dụng đế làm ăn phi pháp. Lúc đầu nó chỉ là nhập hàng trả chậm nhưng một số công ty móc ngoặc được với các cán bộ ngân hàng biến chất, rút được hàng hóa thế chấp cho L/c trả chậm đem bán phá giá lấy vốn quay vòng. Đến khi việc kinh doanh gặp rủi ro, ngân hàng là người gánh chịu những khoản này.
- Mặc dù đã có những biện pháp ngăn ngừa như ban hành tỷ lệ ký quỹ là 80% mà thực chất là cấm mở L/c trả chậm nhưng rồi L/c vẫn tăng đáng kể. Nguyên nhân là do các công ty cần nhập nguyên liệu cho sản xuất kiến nghị đồng loạt nên việc mở L/c lại trở về lỏng lẻo như cũ. Chang hạn, phân bón là mặt hàng thường xuyên được nhập về đế bán phá giá lấy vốn quay vòng lại thuộc loại nguyên liệu cho nông nghiệp nên các ngân hàng vẫn tăng L/c trả chậm. Vì vậy khối lượng L/c trả chậm đầu năm 1996 khoảng 1200 triệu USD; đến tháng 6/1996 đã tăng đến hơn 1400 triệu USD. Trong vụ Epco và Minh Phụng, người ta mới thấy hết tai họa của việc bảo lãnh mở L/c trả chậm không được quản lý: riêng 2 công ty này đã hút được tới 44 triệu USD vốn đem quay vòng từ các L/c trả chậm, trong đó quá hạn chiếm 31,3% hay 13,8 triệu USD.
b. Thông tin thiếu thốn
Do vậy, có khách hàng mở L/c ở nhiều ngân hàng tới vài chục triệu usc. Trung tâm thông tin tín dụng của ta không thể cung cấp số L/c mà khách hàng mở ở nhiều ngân hàng khác nhau.
c. NHTM hoạt động kém hiệu quá, nghiệp vụ yếu kém, đội ngũ cán bộ trình độ hạn chế, chưa được thanh lọc, phẩm chất chưa tốt. 
Từ đó dẫn đến những vi phạm nguyên tắc một cách vô tình hay cổ ý, tham ô, hối lộ gây những thiệt hại lớn cho đất nước. Nghiệp vụ ngân hàng chưa cao nên không theo dõi và không có đủ thông tin về doanh nghiệp, không kịp thời can thiệp được khi có sai trái.
d. Chưa có hiểu biết đầy đủ về TDTM quốc tế
Chúng ta tiếp cận và sử dụng TDTM quốc tế như là một công cụ hiệu quả cho xuất nhập khấu mà chưa hiếu rõ bản chất của nó. Thêm vào đó, chúng ta thiếu một hệ thống pháp luật cụ thế và hiệu quả, dẫn đến những rủi ro cho nền kinh tế. Do ham lợi trước mắt, các ngân hàng và doanh nghiệp làm sai quy tắc. Do thiếu kiến thức, nhiều L/c bị tù' chối thanh toán do bộ chứng từ không họp lệ.
e. Ngân hàng nhà nước chưa ban hành chế độ mở L/c trả chậm.
 Việc thiếu vắng một thế lệ có tính pháp quy như vậy đã tạo kẽ hở cho một số ngân hàng đua nhau hạ thấp các điều kiện mở L/c đế thu hút khách hàng và sẵn sàng lao vào nuôi những công ty mở L/c tràn lan không có vốn đảm bảo.
e. Không có sự phối hợp giữa Vụ chức năng và Vụ kế toán của NHTW 
Để quản lý bằng một chế độ hoạch toán kế toán chặt chẽ, đây là lỗ hổng lớn cho một số kẻ xấu tha hồ tiền hành những bút toán không thực.
f. Khối lượng TDTM quốc tế đã chiếm thị phần lớn của tín dụng trong nước nên nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thừa vốn ở các doanh nghiệp.
Tóm lại, cần phải có những giải pháp hữu hiệu đế giải quyết mâu thuẫn giữa sự cần thiết của TDTM quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta.

3. TDTM trong nước

a. TDTM chưa được thừa nhận chính thức, hoạt động bất hợp pháp, đầy rẫy rủi ro
 TDTM chưa được thừa nhận chính thức, hoạt động bất hợp pháp, đầy rẫy rủi ro vì quyền lợi của người kinh doanh chưa được bảo đảm dẫn đến sự phá sản hàng loạt khi một khâu kinh doanh đố bế. TDTM ở nước ta hiện nay chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa những người mua - người bán dẫn đến tình trạng quỵt nợ, nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp. Chang phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng vụ cháy chợ Rồng ở Thanh Hóa và chợ Đồng Xuân ở Hà Nội là do có kẻ muốn thủ tiêu giấy tờ ghi nợ.
Phải nhìn nhận rằng việc bán chịu hàng ở chợ gần như thành luật lệ của giới buôn bán. Thường thường, các cơ sở sản xuất phải giao hàng đợt sau mới lấy được tiền hàng đợt trước. Nơi bán buôn ở các chợ đầu mối cũng phải cũng phải giao hàng trả chậm cho các mối bán lẻ và cả các mối ở địa phương khác. Khối TDTM lên đến hàng ngàn tỷ đồng như vậy lại không có gì bảo đảm gây thiệt thòi lớn cho các chủ nợ.
 
 
Như ta đã biết, TDTM di chuyển rất nhanh. Ở một số tỉnh khối lượng TDTM lớn đã làm lệch cân đối tín dụng của các ngân hàng địa phương. Ví dụ khi giá cao sự tăng thu hút khách hàng đổ xô vào ứng tiền cho các công ty cao su. số dư nợ khống lồ đối với khối ngân hàng địa phương của công ty này đã giảm sút lớn dẫn đến đầu vào các các ngân hàng lớn hơn đầu ra.
Theo như thống kê, TDTM chiếm đến 40% tống số vốn lưu động của các doanh nghiệp. Con số này còn lớn hơn nhiều với những doanh nghiệp ít vốn hơn. Họ thường xuyên sử dụng hình thức này đế giải quyết vấn đề tiền vốn kinh doanh hạn hẹp. Những người thường xuyên mua chịu là những người buôn bán ở chợ, bán lẻ... Các mặt hàng cho mua bán chịu cũng thật là đa dạng: quần áo, vải vóc, đồ lưu niệm, thiết bị trường học... nó tùy thuộc vào tiềm năng về vốn của người bán cũng như quy luật chung của thị trường đó. Nhiều khi người bán phải chấp nhận bán chịu như một hình thức khuyến mại, khuyến khích mua hàng của họ. Sau đây là một vài số liệu về mặt hàng vải ở chợ Đố (Hải Phòng).
Theo điều tra sơ bộ, tất cả các hiệu vải ở đây đều sử dụng hình thức TDTM dưới hình thức này hay hình thức khác. Lý do cơ bản là vì nguồn vốn kinh doanh có hạn, người bán buôn phải chấp nhận một thời hạn nào đó đế người bán giải phóng hàng, gom tiền trả nợ. Người kinh doanh cho biết, đây là giải pháp hữu hiệu đế duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, đồng thời họ cũng than phiền là nhiều khi không đòi được tiền, bị quỵt nợ mà không biết kêu ai.
Cùng với sự tăng lên của khối lượng TDTM, rủi ro nó mang đến cũng tăng lên đáng kể. Lẽ dĩ nhiên, buôn bán phát triển, lợi nhuận hấp dẫn, người ta quan tâm đến điều đó chứ không phải những giao ước bằng lời.
Như vậy TDTM là một mảng không thế thiếu trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vốn của ta hiện nay.
b. Chưa có những quy định cụ thê cho TDTM
Trước đây, dù nhà nước có cấm ngặt TDTM thì nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Cho đến nay vẫn chưa có luật lệ cụ thế nào về thương phiếu, nghiệp vụ chiết khấu bị bỏ ngỏ, lại chưa có thị trường cổ phiếu... gây nhiều cản trở cho TDTM phát huy tác dụng.
c. Rủi ro đầy rẫy trong TDTM ở Việt Nam do chưa được thừa nhận và bảo đảm bởi pháp luật.
- Hiện tượng di chuyến mạnh mẽ của loại hình tín dụng này làm lệch cân đối. Tín dụng của ngân hàng địa phương. Nó làm di chuyển nguồn vốn vay ngân hàng vì ngân hàng cho doanh nghiệp vay, doanh nghiệp lại bán chịu cho nơi khác nên vốn ngân hàng cho vay gồm luôn phần TDTM của doanh nghiệp và di chuyển luôn sang nơi mua chịu hàng hóa của doanh nghiệp. Hiện tượng này còn có thế làm lệch cung cầu vốn trong từng khu vục hay tùng ngành, ảnh hưởng mạnh mẽ tới lãi suất thị trường.
- TDTM gây rủi ro cho TDNH
Ngay cả khi cấm TDTM, nó vẫn tồn tại dưới hình thức chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, không trả lãi và không có kỳ phiếu nhận nợ. Điều này dẫn đến tình trạng công nợ dây dưa khó đòi mà trong giai đoạn I năm 1995 đã lên tới 10.000 tỷ đồng lớn hơn tống số dư nợ vay toàn bộ hệ thống ngân hàng thời kỳ đó. Nhiều khi ngân hàng bị mất trắng do chủ nợ chặn hàng siết nợ hoặc đẩy ngân hàng đến chỗ cho vay không có vật tư bảo đảm. Mặt khác, nhiều khoản vay ngân hàng bị sử dụng sai mục đích vì phải trang trải cho các món nợ TDTM đã vay vì TDTM mang tính bắt buộc, người mua buộc phải trả tiền vô điều kiện khi đến hạn. Neu không có khả năng thanh toán, đế khỏi võ' nợ, các doanh nghiệp bù đắp TDTM bằng các khoản vay khác.
- Hiện tượng quỵt nợ, công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau là phố biến vì không có thương phiếu bảo đảm. Do đó trong vụ vỡ nợ Soái Kình Lâm, thiệt hại lên tới 100 tỷ đồng.
4. Giải pháp

a. Với TDTM quốc tế

- Hạn chế các doanh nghiệp vay nước ngoài.
- Quy định cụ thể về thể lệ mở L/c trả chậm, tránh trường hợp công ty bán phá giá hàng nhập lấy vốn kinh doanh mục đích khác. Hiện quy chế bảo lãnh cho khách hàng vay vốn nước ngoài chỉ là 1 quy chế chung chung, không thể là một thể lệ cụ thể để quản lý nghiệp vụ mở thư tín dụng trả chậm.
- Giảm tối đa việc mở L/c trả chậm cho việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ. Nước ta còn nghèo, việc nhập khẩu hàng tiêu dùng không làm tăng sức sản xuất trong nước, gây áp lực bên cán cân thanh toán quốc tế. Khối lượng hàng nhập khẩu quá nhiều tấn công hàng sản xuất trong nước, hàng nội địa không có sức cạnh tranh dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp trong nước.
- Phải xây dựng được một chế độ kế toán phù hợp. Trong TDTM quốc tế, cần bám sát UCP500 để bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước tránh những sai lầm về chứng từ không đáng có dẫn đến việc không được thanh toán.
- Vụ chức năng phải phối hợp với vụ kế toán Ngân hàng để quản lý bằng một chế độ kế toán hợp lý, chặt chẽ, hạch toán thống nhất.
- Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại qua ngân hàng hoặc các công ty tư vấn, tránh trường hợp một công ty mở quá nhiều L/c trong khi vốn có hạn.
- Hỏi cơ quan phụ trách chung của các ngân hàng về các quy định trong luật hối phiếu áp dụng ở mỗi nước, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất trong pháp luật của mỗi nước.
- Yêu cầu ngân hàng của người mua bảo lãnh để tránh rủi ro khi không biết cặn kẽ về đối tác.
- Sử dụng các công cụ kỹ thuật hiệu quả như kỹ thuật tín dụng chứng từ.

b. Với TDTM trong nước

Hợp pháp hóa TDTM nên làm dần từng bước cùng với sự hoàn thiện hệ thống luật. Cụ thể:
- Sớm ban hành pháp luật về thương phiếu, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp cùng các thương nhân biết rõ tính chất của từng loại thương phiếu hay nhận diện được thương phiếu, đưa TDTM vào quỹ đạo thanh toán sòng phẳng.
- Ban hành pháp lệnh điều chỉnh nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu từ điều 21 đến 24 quyết định 198 quy định chứng từ có giá còn chung, việc hướng dẫn thủ tục nghiệp vụ, hạch toán kế toán, chiết khấu chưa đầy đủ. Để thi hành điều luật 57 luật các tổ chức tín dụng, NHNN nên tách ra xác lập riêng thể lệ chiết khấu, cầm cố thương phiếu.
- Chống thất thu thuế. Việc giao dịch trong TDTM không thể hiện rõ trên thương phiếu, dẫn đến nhà nước không thu được thuế: nên tiến hành thu thuế trên giá trị thương phiếu.
- Thực hiện kiểm toán nội bộ giúp điều hành thanh tra, giám sát hoạt động hối phiếu của các ngân hàng thành viên.
Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng
- Nâng cao nghiệp vụ của ngân hàng nhất là nghiệp vụ chiết khấu, đảm bảo cho TDTM thuận lợi, đồng thời phải có cơ chế để các doanh nghiệp không thể chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Sử dụng nhiều loại cho vay để kiểm soát chặt chẽ ảnh hưởng của TDTM. Có nhiều loại cho vay với TDTM như cho vay chiết khấu thương phiếu cho vay theo chứng từ gửi hàng theo tàu, cho vay động sản hóa các khỏan TDTM, cho vay bao thu nợ, cho vay nhà thầu về các khoản phải đòi ngân sách trong thời gian chờ kinh phí, cho vay thương phiếu ghi băng từ...
Thực chất, khoản nợ phải đòi người mua là khoản có tính rủi ro cao. Nó nằm trong phạm vi vốn lưu động của doanh nghiệp. Cho vay bằng nhiều loại vào khoản này tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát sâu các khoản TDTM để sàng lọc những gì cho vay được và biết mục đích sử dụng vốn.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ở nước ta, thủ tục hành chính rất rườm rà, làm cho chất lượng tín dụng không bảo đảm, hơn nữa nhiều khi chúng chồng chéo lên nhau tạo những kẽ hở đáng lo ngại. Vì vậy, phải tiến hành cải cách hành chính sao cho việc giao dịch với khách hàng chiết khấu đơn giản mà vẫn đảm bảo tính nguyên tắc, an toàn.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng. Hiện nay đa số cán bộ ngân hàng không có trình độ và năng lực cần thiết. Mặt khác, chúng ta thiếu trầm trọng những chuyên viên am hiểu về hoạt động ngân hàng. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ mới, đủ năng lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành ngân hàng.
- Trong sạch hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng. Đây là đòi hỏi bức thiết vì hàng loạt những vị tham nhũng, vay ngân hàng không có thế chấp hoặc không có khả năng trả nợ đều do cán bộ ngân hàng làm sai nguyên tắc, ăn hối lộ như vụ Minh Phụng, Epco...
Xây dựng thị trường cổ phiếu
Việc này làm tăng khả năng lưu thông và hoán chuyển của thương phiếu giảm rủi ro cho người bán chịu. Trong trường hợp người bán cần vốn, họ dễ dàng đem bán quyền sở hữu thương phiếu để lấy tiền trước thời hạn. Thông qua thị trường với sự cạnh tranh, thương phiếu được bán với giá cao nhất có thể nên nó khuyến khích được người kinh doanh.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và báo cáo lại
Nhờ hoạt động này, thông tin về doanh nghiệp tương đối đầy đủ và cập nhật, giúp khách hàng tránh rủi ro, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

4. Hướng phát triển tín dụng thương mại ở Việt Nam 

Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại vì vậy cũng phát triền rất mạnh mẽ. Như vậy, cần có một sự định hướng cho sự phát triển của tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
1) Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Cơ cấu lại hệ thống NHTM, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, bảo đảm quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế, gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp.
2) Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo các doanh nghiệp có đủ nguồn vốn, tài sản đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. 
3) Tuân thủ các quy định của các Hiệp định song phương với các nước và quy định  của WTO về mở cửa thị trường dịch vụ tín dụng thương mại. 
Phát triển hệ thống dịch vụ tín dụng thương mại đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao. 
Trong những năm gần đây, cùng với việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ta ngày càng mở rộng quan hệ giap lưu thương mại đầu tư với các nước khu vực và thế giới.Trong quá trình hội nhập và giao lưu thương mại này, đòi hỏi các doanh nghiệp việt nam phải tìm hiểu và sử dụng các phương thức phương tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế như thư tín dụng, séc, hối phiếu đì nợ, hối
phiếu nhận nợ… Mặt khác,quá trình hội nhập cũng đòi hỏi nước ta phải thay đổi ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phù hợp hơn với thể chế, chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 

Trong  nên  kinh  tế thị  trường hiện  nay,  tín  dụng  ngân  hàng và  tín dụng thương mại cùng song song tồn tại, đã đáp ứng được nhưu cầu 
cung ứng vốn cho nền kinh tế. trong quá trình hoạt động của mình, tín dụng ngân hạng và tín dụng thương mại luụn cú sự tác động qua lại lẫn nhau, biểu hiện cụ thể như sau.Thứ  nhất,  sự  phát  triển  của  tín  dụng  thương  mại  với  công  cụ  là những thương phiếu đã tạo điều kiện mở rộng hoạt đọng của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Sau khi quan 
hệ  tín  dụng thương mại  được  thực hiện, một  công  cụ tài  chính  xuất hiện đú chớnh là thương phiếu. thương phiếu là giấy nhận nợ xác định quyền lợi của người chủ sở hữu. và khi đến hạn thì chủ sở hữu thương phiếu  sẽ  nhận  được    tiền.  nhưng  đôi  khi,  người  chủ  sở  hữu  thương phiếu  lại  có  nhưu  cầu  cần  vốn  ngay  trong  khi  chưa  đến  hạn  được  nhận tiền ghi  trên thương phiếu.  Trong  trường hợp  này,  chủ  sở  hưu thương  phiếu  có  thể  đem  thương  phiếu  nay  tới  ngân  hàng  xin  chiết khấu lại thương phiếu với một mức giá thoả thuận thấp hơn mức giá ghi trên thương phiếu. qua đó, ngân hàng là người chủ hữu mới của 
thương phiếu và khi đến hạn, ngân hàng sẽ đem thương phiếu để đổi lấy  tiền.  Do  số  tiền  mà  ngân  hàng  chiết  khấu  cho  khách  hàng  luôn luôn  nhỏ  hơn  số  tiền  ghi  trên  thương  phiếu  nên  qua  hoạt  động  này ngân hàng được hưởng lợi. Như vậy, đã tạo thêm cho tín dụng ngân hàng một lĩnh đầu tư mới, giúp tín dụng ngân hàng mở rộng hoạt đọng của mình. Trên thực tế, chiết khấu thương phiếu cũng như là một hình thức cho vay ít rủi ro. 
 
Thứ  hai, hoạt  động  chiết  khấu  thương  mại  của  ngân  hàng  đã  thúc đẩy tín dụng thường mại phát triển. Nhờ có khả năng được chiết khấu khước  thời  hạn  nên  thương  phiếu  có  tính  lỏng  cao  hơn,  khả  năng chuyển đổi tăng đồng nghĩa với việc thương phiếu dễ được mọi người chấp nhận hơn, qua đó hoạt động của tín dụng thương mại sẽ được mở rộng hơn. 
Thứ  ba,  khi  ngân  hàng  tăng  chiết  khấu  sẽ  tạo  điều  kiện  cho  các doanh  nghiệp đẩy mạnh hơn quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó các quan hệ mua bạn chịu diễn ra càng nhiều hơn, làm cho tín dụng thương mại càng phát triển hơn. 
Thứ  tư,  khi  ngân  hàng  có  những  bước  đi  nhằm  hạn  chế  cho  các đoanh nghiệp vay vốn như tăng lãi suất hay siết chặt các điều kiện cho vay, thỡ cỏc quan hệ mua bán chịu diễn ra càng  nhiều hơn, tín dụng thương mại sẽ phát triển mạnh hơn. Ngược lại, khi ngân hàng lới lỏng việc cho vay vốn sẽ tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp có điều kiện  tiếp  xúc  với  các  nguồn  vốn  ngân  hàng    hơn  để    giúp  doanh nghiệp có thể trang trải nợ nần với nhau thì hoạt động của tín dụng thương mại sẽ bị hạn chế. 
Thứ năm, khi chất lượng cũng như khối lượng của thương phiếu cao,  các  ngân  hàng  sẽ  chiết  khấu  nhiều  hơn,  qua  đó  tín  dụng  ngân hàng sẽ phát triển mạnh hơn. 
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn