Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền năm 2020


Để tìm hiểu quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền là một việc nên làm sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp bởi nó có giá trị riêng hay còn gọi là thương hiệu cho từng doanh nghiệp không ai có thể ăn cắp hoặc sao chép được nó nếu bạnh đã đăng ký rồi trong bài viết này chúng tôi sẽ nói chi tiết về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền, đối tượng đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền và cách tra cứu nhãn hiệu logo độc quyền

1/ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền:

a/ Cơ sở pháp lý để đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền:

Những điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ đã được nhà nước quy định tại điều 72 của luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Theo đó, nhãn hiệu được bảo hộ khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Là dấu hiệu được thể hiện bằng chữ cái, hình vẽ, tranh ảnh… phối hợp với màu sắc thích hợp.

- Nhãn hiệu phải chứa những đặc điểm riêng, có thể phân biệt được với nhãn hiệu đã đăng ký khác.  

b/ Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền

04 giai đoạn trong quy trình đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền

- Giai đoạn 1 : Giai đoạn chấp nhận hình thức.

Sau khi nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền, trong vòng 01 tháng tính từ ngày nộp đơn, đơn vị tiếp nhận đơn sẽ tiến hành kiểm tra hình thức của đơn và ra quyết định có chấp nhận đơn hay không.

- Giai đoạn 2: Công bố đơn

Đơn sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện về hình thức và được chấp nhận, sau một khoảng thời gian nhiều nhất là 02 tháng cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công bố đơn lên công báo sở hữu công nghiệp theo như quy định của luật sở hữu trí tuệ.

- Giai đoạn 3: Thực hiện thẩm định nội dung đơn

Sau khi công bố đơn hợp lệ, cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định nội dung trong đơn như mẫu thiết kế, các giấy tờ tài liệu có liên quan có phù hợp và chính xác với thực tế hay không. Thời gian để thực hiện giai đoạn này tối đa là 06 tháng kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2.

- Giai đoạn 4: Cấp văn bằng

Quá trình thẩm định kết thúc, cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bên nộp đơn về quyết định cấp văn bằng độc quyền nhãn hiệu bằng văn bản. Trường hợp quyết định không cấp văn bằng sẽ được nêu rõ lý do cho đơn vị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Đơn vị hoàn thành các nghĩa vụ về phí trước khi nhận văn bằng.

thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền 2020

c/ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền bao gồm:

-  Mẫu logo độc quyền bạn đã thiết kế;

-  Đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền (mẫu có sẵn).

-  Trường hợp chủ sở hữu logo không trực tiếp nộp đơn thì cần có giấy ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện;

-  Nếu trường hợp logo đăng ký bảo hộ là logo độc quyền tập thể thì cần bổ sung vào hồ sơ quy chế sử dụng độc quyền thương hiệu;

-  Bản sao có công chứng giấy chứng nhận triển lãm trường hợp nếu trong đơn có yêu cầu được ưu tiên theo điều ước quốc tế;

-  Các tài liệu cần thiết để xác nhận về giải thưởng, huy chương đạt được đối với trường hợp logo độc quyền chứa những thông tin đó;

-  Giấy phép của cơ quan chức năng nếu mẫu logo thiết kế có sử dụng tên riêng hay các biểu tượng;

Lưu ý trong tờ khai đăng ký, phần danh mục mặt hàng, dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu phải được liệt kê cụ thể từng sản phẩm, dịch vụ và sắp xếp vào các nhóm phù hợp theo bảng phân loại theo thỏa ước NICE quốc tế.

Theo quy định pháp lý đã ban hành, thời gian để tiếp nhận đơn, thẩm tra hình thức, nội dung và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền là 10 đến 12 tháng ( đối với trường hợp hồ sơ và mẫu nhãn hiệu hợp lệ, không cần sửa đổi bổ sung).

2/ Đối tượng đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền:

Có 2 đối tượng được đăng ký (đứng tên hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu)

    Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký

    Cá nhân đứng tên đăng ký

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, công ty. Trong đó, bao gồm cá nhân, công ty là người Việt Nam, Người nước ngoài. Tuy nhiên, nếu như cá nhân, công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì đối với cá nhân, công ty nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ

3/ Cách tra cứu nhãn hiệu logo độc quyền

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền năm 2020

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.

4/ Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền

Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.

- Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.

- Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:

- Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,

- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)

- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;

- Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;

5/ Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo), nhãn hiệu chữ, câu định vị (slogan) khi đăng ký nhãn hiệu:

- Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là một nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu;

- Nhãn hiệu chữ: khi đăng ký nhãn hiệu chữ chủ đơn đăng ký có thể lựa chọn hình thức của chữ nhãn hiệu đăng ký theo các dạng sau:

 -Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất:chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng, đơn giản. Chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có được quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Việc sử dụng như vậy sẽ không phương hại đến nội dung được bảo hộ của nhãn hiệu.

- Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất này cần lưu ý là khi sử dụng tùy ý như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình thức trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

- Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ hai:cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc. Nhãn hiệu được đăng ký ở dạng này hiển nhiên vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do nhãn hiệu còn được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn chống lại được các ý đồ của đối thủ cạnh tranh tiếp cận nhãn hiệu không chỉ về nội dung mà còn cả về cách thể hiện của nhãn hiệu.

- Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu thứ hai này là khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu thì quyền sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu lại bị hạn chế bởi chủ chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.

Bài viết liên quan: Thuế môn bài có ảnh hưởng gì tới doanh nghiệp

Các tin cũ hơn