Thủ tục thực hiện điều 623 Bộ Luật Dân Sự 2015


Bạn Đặng Trần Hiệp có hỏi: Điều 623 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Tôi xin hỏi theo Điều 623 thì khi thời hiệu người thừa kế yêu cầu chia di sản đã hết 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế thì người thừa kế đang quản lý di sản đó cần làm thủ tục ở cơ quan nào và cần những hồ sơ gì để chuyển sổ đỏ di sản đó đứng tên mình.
 
 
Bạn xem thêm bài viết:

⇒ Bị cản trở việc chia di sản thì phải thế nào
⇒ Nghĩa vụ thanh toán của người thừa kế di sản
⇒ Chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản
⇒ Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ?

Bạn có thể tham khảo gợi ý của chúng tôi:
 
Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau: Đối với trường hợp do hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đối với bất động sản (30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế) thì người thừa kế đang quản lý di sản có quyền sở hữu đối với bất động sản được để lại thừa kế. Việc thực hiện chuyển quyền sở hữu sang người quản lý thừa kế được thực hiện tương tự với trường hợp nhận thừa kế thông thường. Theo đó, trình tự thủ tục sang tên được quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Cụ thể, bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai tại nơi có đất, trường hợp nơi đó không có văn phòng đăng ký đất đai thì bạn có thể đến Ủy ban nhân dân quận để thực hiện đăng ký. Hồ sơ bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các giấy tờ, văn bản về việc thừa kế và quản lý di sản; giấy chứng tử để chứng minh kể từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm đăng ký đã hết thời hiệu và đơn đăng ký biến động đất…
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn