Ví dụ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên doanh


VÍ DỤ MINH HỌA KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KÉT

Hiện nay các hình thức đầu tư vốn khá phổ biến tại Việt Nam dưới đây là những Ví dụ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết cho các bạn kế toán hiểu được các nghiệp vụ liên quan.
 
Ví dụ 1: Xác định khoản đầu tư vào công ty liên doanh
 
Công ty A và B cùng góp vốn để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát c với tỷ lệ vốn góp của mồi bên là 50%, cả Công ty A và Công ty B đều có quyền đồng kiểm soát đối với Công ty c.
 
Khi đó, Công ty c được coi là công ty liên doanh của Công ty A và công ty B.
 
 
Ví dụ 2: Xác định nhà đầu tư được coi là có ảnh hưởng đáng kể
 
Công ty cô phần có 100 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư BIG nắm giữ 10% quyền biếu quyết, 90% quyền biểu quyết còn lại chia đều cho 99 nhà đầu tư cá thể.
 
Do vậy, nhà đầu tư BIG mặc dù chỉ nắm giữ 10% quyền biểu quyết nhưng lại đóng vai trò cố đông lớn nhất là vì thế nhà đầu tư BIG vẫn có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty cổ phần.
 
Ví dụ 3: Ví dụ minh họa kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết
 
- Ngày 1/4/20X3, Công ty TNHH Hoàn Kiếm là doanh nghiệp độc lập không có công ty con mua 30% tài sản thuần của Công ty TNHH Ba Đình với số tiền là 9.000 triệu đồng, trong đó:
 
+ Trả bằng tiền mặt là 2.000 triệu đồng
 
+ Chuyến khoản cho vay dài hạn thành vốn góp: 3.000 triệu đồng
 
+ Góp vốn bằng TSCĐ hữu hình: NG: 4.000 triệu đồng; Hao mòn luỹ kế: 1.500 triệu đồng; Giá trị còn lại: 2.500 triệu đồng; Giá trị thoả thuận 3.000 triệu đồng;
 
+ Góp vốn bằng hàng hoá: Giá trị thoả thuận 1.000 triệu đồng, giá trị ghi sô là 900 triệu đồng.
 
Đồng thời, Công ty TNHH Hoàn Kiếm đạt được những điều kiện để có ảnh hưởng đáng kê đôi với Công ty TNHH Ba Đình.
 
- Ngày 1/5/20X4, Công ty TNHH Ba Đình thông báo Công ty TNHH Hoàn Kiếm được chia 2 tỷ đồng lợi nhuận của năm 20X3;
 
- Ngày 1/7/20X5, Công ty TNHH Hoàn Kiếm bán toàn bộ khoản vốn góp vào công ty TNHH Ba Đình cho một đối tác khác với giá 10 tỷ đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
 
Nhà đầu tư sẽ ghi nhận các giao dịch trên như sau:
 
(1) Ngày 1/4/20X3, khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết, kế toán ghi:
 
NợTK 2281: 9.000 triệu đồng
 
Nợ TK 2141: 1.500 triệu đồng
 
Có TK 111: 2.000 triệu đồng
 
CÓTK 1288: 3.000 triệu đồng
 
Có TK2111: 4.000 triệu đồng
 
Có TK 156: 900 triệu đồng
 
Có TK 711: (1.000 triệu đồng - 900 triệu đồng) + (3.000 triệu đồng - 2.500 triệu đồng) = 600 triệu đồng
 
(2) Ngày 1/5/20X4, Công ty TNHH Hoàn Kiếm nhận được thông báo về việc được chia lợi nhuận của năm 20X3 và xác định như sau:
Do khoản đầu tư được mua vào ngày 1/4/20X3 nên Công ty TNHH Hoàn Kiếm nắm giữ tài sản thuần của Công ty TNHH Ba Đình trong 9 tháng.
 
Vì vậy, 75% số lợi nhuận được nhận của năm 20X3 được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính. Khoảng thời gian 3 tháng, từ 1/1 đến 31/3/20X3, là giai đoạn trước khi mua khoản đầu tư nên 25% số lợi nhuận của năm 20X3 được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc khoản đầu tư.
 
Ke toán ghi:
 
Nợ TK 138: 2.000 triệu
 
Có TK5Ĩ5: 1.500 triệu
 
Có TK 2281: 500 triệu
 
(3) Ngày 1/7/20X5, Công ty TNHH Hoàn Kiếm bán toàn bộ khoản vốn góp vào Công ty TNHH Ba Đình cho 1 đối tác khác với giá 10 tỷ đồng bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
 
Nợ TK 112: 10.000 triệu
 
Có TK 2281: 9.000 triệu
 
Có TK515: 1.000 triệu
 
Ví dụ 4: Hạch toán khoản vốn góp vào công ty liên doanh
 
Công ty A và B cùng góp vốn đế thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiếm soát c. Công ty A góp 50% vốn bằng nhà xưởng có giá trị còn lại theo sổ kế toán là 1.000.000.000 đ (Khấu hao luỹ kế 400.000.000 đ).
 
Các bên tham gia liên doanh cùng đánh giá lại và xác định giá trị của nhà xưởng này là 1.100.000.000 đ và thời gian sử dụng hữu ích của TS là 10 năm. Công ty B góp vốn bằng tiền mặt với số tiền tương ứng 1.100.000.000 đ.
 
Công ty A hạch toán như sau:
 
Nợ TK 2281: 1.100.000.000 đ
 
Nợ TK 2141: 400.000.000 đ
 
Có TK711: 100.000.000 đ
 
Có TK2111: 1.400.000.000 đ
 
Ví dụ 5: Giao dịch bán hàng giữa bên góp vốn và công ty7 liên doanh
 
Ba công ty A, B, c cùng góp vốn và có quyền đồng kiêm soát tại công ty D. Tháng 12/20X3 Công ty A bán hàng hoá cho công ty D (giá vốn là 700.000.000 đ, giá bán 1.000.000.000 đ, chưa có thuế GTGT, biết rằng thuế GTGT là 10% và tính nộp theo phương pháp khấu trừ thuế).
 
Biết rằng kết thúc năm 20X3 Công ty liên doanh D vần chưa bán được số hàng mua của Công ty A(SỐ hàng hóa vần được ghi nhận trên báo cáo kiếm kê hàng tồn kho cuối năm 20X3 của Công ty D). Tháng 3/20X4, Công ty D mới bán được cho một bên thứ ba độc lập.
 
Việc hạch toán bán hàng của Công ty A cho công ty liên doanh được thực hiện như trường họp bán cho các đối tác khác, cụ thể như sau:
 
- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán, ghi:
 
Nợ TK 632 : 700.000.000 đ
 
CÓTK 156: 700.000.000 đ
 
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng cho Công ty D, ghi:
 
NỌ-TK 131: 1.100.000.000 đ
 
CÓTK511: 1.000.000.000 đ
 
Có TK 3331: 100.000.000 đ
 
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu phát sinh từ giao dịch bán hàng hóa cho công ty liên doanh D (không hoãn lại phần lợi ích tương ứng với phần sở hữu của mình trong công ty liên doanh), ghi:
 
- Kết chuyến doanh thu bán hàng:
 
NỢTK511: 1.000.000.000 đ
 
CÓTK911: 1.000.000.000 đ
 
- Ket chuyến giá vốn hàng bán:
 
NỢTK911: 700.000.000 đ
 
Có TK 632: 700.000.000 đ
 
Ví dụ 6: về trình bày báo cáo tài chính liên quan đến các khoản bảo lãnh
 
Công ty B là công ty liên kết của công ty A. Năm 20X3, Công ty A bảo lãnh cho công ty B một khoản nợ vay. Giả sử sang năm 20X5, Công ty B mất khả năng thanh toán khoản nợ vay. Trường hợp này, công ty A phải trình bày trên báo cáo tài chính của mình vê trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán đối với khoản nợ vay đã bảo lãnh cho công ty B.
 
VI. CÁC ví DỤ MINH HỌA VÈ KẾ TOÁN HỢP ĐÒNG HỢP TÁC KINH DOANH
 
Ví dụ 1: Liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
 
Công ty A và B cùng tham gia một họp đồng họp tác sản xuất ô tô tải. Trong họp đồng họp tác liên doanh có thoả thuận chia doanh thu và thuế GTGT theo tỷ lệ 50%/50% và công ty A sẽ phát hành hoá đơn bán ô tô tải. Giá bán chưa có thuế GTGT là 1.000.000.000 đ, thuế GTGT 10%.
 
Công ty A ghi sô như sau:
Khi bán ô tô tải theo quy định của họp đồng hợp tác liên doanh, Công ty A phải phát hành hóa đơn GTGT bán ô tô tải, căn cứ vào hoá đơn GTGT, ghi:
 
NỢTK 131: 1.100.000.000 đ
 
Có TK 338: 1.000.000.000 đ
 
Có TK 3331: 100.000.000 đ
 
Căn cứ vào quy định của hợp đồng họp tác liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của mỗi bên tham gia hên doanh được hưởng, ghi:
 
Nợ TK 338: 500.000.000 đ
 
Có TK511: 500.000.000 đ
 
Khi Công ty nhận được hóa đơn GTGT do công ty B phát hành theo số doanh thu mà công ty B được hưởng từ việc bán ô tô tải, ghi:
 
NỢTK338: 500.000.000 đ
 
Nợ TK3331: 50.000.000 đ
 
Có TK 338 (B): 550.000.000 đ
 
Công ty B ghi sô như sau:
Căn cứ vào Bảng phân bổ doanh thu bán ô tô tải giữa Công ty A và Công ty B, lập hóa đơn GTGT cho bên Công ty A trực tiếp bán ô tô tải theo số doanh thu mà mình được hưởng và số thuế GTGT phải gánh chịu, ghi:
 
Nợ TK 138: 550.000.000 đ
 
Có TK511: 500.000.000 đ
 
Có TK 3331: 50.000.000 đ
 
Khi thu được tiền, ghi:
 
Nợ TK 111,112: 550.000.000 đ
 
Có TK 138: 550.000.000 đ
 
Ví dụ 2: Liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát
 
Công ty A và B cùng đồng sở hữu một toà nhà dùng để cho thuê. Trong họp đông liên doanh quy định rõ: doanh thu cho thuê hai bên được hưởng ngang nhau, chi phí khâu hao, bảo dưỡng liên quan đên toà nhà ... môi bên sẽ gánh chịu 50%. Các chi phí khác phát sinh riêng cùa từng bên như lương của bộ phận điều hành thì các bên tự gánh chịu. Đây được coi là hoạt động liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiêm soát (Công ty A và B cùng đồng kiềm soát tài sản chung là tòa nhà cho thuê).
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn