Ví dụ Kế toán các sự kiện phát sinh cần điều chỉnh


Ví dụ Kế toán các sự kiện phát sinh cần điều chỉnh

Trường hợp của Công ty ô tô Hoà Bình, Toà án đưa ra kết luận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm trước ngày phát hành BCTC xác nhận Công ty ô tô Hoà Bình có nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm dự kiến sẽ phải thanh toán chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn số dự phòng chi phí bảo hành đã lập (số dự phòng đã lập là 200 triệu đồng; số dự phòng cần lập theo kết luận của Toà án là 270 triệu đồng).
 
Trường hợp này công ty Hoà Bình phải điều chỉnh tăng dự phòng chi phí bảo hành đã lập đê đảm bảo đủ nguồn thực hiện nghĩa vụ chi trả về bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
 
Căn cứ vào số dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm phải lập và số dự phòng đã lập, kế toán điều chỉnh sồ kế toán khoản dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm cho khách hàng như sau:
 
 
(1) Căn cứ vào khoản dự phòng bảo hành sản phẩm cần phải lập thêm, ghi:
 
Nợ TK 6421: 70.000.000 đ
 
Có TK 3521: 70.000.000 đ
 
Đồng thời kết chuyển tăng chi phí bán hàng đế xác định kết quả, ghi:
 
Nợ TK911:       70.000.000 đ
 
Có TK 6421: 70.000.000 đ
 
(2) Điều chỉnh giảm Thuế TNDN phải nộp (nếu có) và điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN hiện hành (theo thuế suất = 20%), ghi:
 
Nợ TK 3334: 14.000.000 đ
 
CÓTK821: 14.000.000 đ
 
Đồng thời kết chuyên giảm chi phí thuế TNDN hiện hành (Vì Công ty đã thực hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ), ghi:
 
NỢTK821: 14.000.000 đ
 
CÓTK911: 14.000.000 đ
 
(3) . Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân phối (Vì Công ty đã thực hiện bút toán kết chuyến cuối kỳ), ghi:
 
NỢTK421: 14.000.000 đ
 
CÓTK911: 14.000.000 đ
 
* Doanh nghiệp lập các bút toán điều chỉnh như sau:
 
Ngoài bút toán điều chỉnh số kế toán như nêu ở điểm (1), kể toán còn điều chỉnh sổ kế toán bằng các bút toán:
 
+ Điều chỉnh giảm (ghi số âm) số thuế TNDN phải nộp và điều chỉnh giảm (ghi số âm) chi phí thuế TNDN hiện hành, được xác định bằng số chênh lệch giữa số thuế TNDN phải nộp đã ghi lớn hon số thuế TNDN phải nộp sau khi đã điều chỉnh. Số chênh lệch điều chỉnh giảm (ghi số âm) số thuế TNDN phải nộp, ghi:
 
Nợ TK 8211: (14.000.000)
 
Có TK 3334: (14.000.000)
 
Đồng thời điều chỉnh bút toán kết chuyển giảm (ghi số âm) chi phí thuế TNDN hiện hành (Vì Công ty đã thực hiện bút toán kết chuyên cuối kỳ), ghi:
 
NỢTK911: (14.000.000)
 
CÓTK821: (14.000.000)
 
+ Điều chỉnh bút toán kết chuyển lãi giảm (ghi số âm) (nếu đã thực hiện bút toán kết chuyến lãi cuối kỳ) được xác định bằng số chênh lệch giữa số lãi đã kết chuyến lớn hon số lãi sau khi đã điều chỉnh, số chênh lệch điều chỉnh bút toán kết chuyến lãi giảm (ghi số âm), ghi:
 
NợTK911: (14.000.000)
 
CÓTK421: (14.000.000)
 
Ví dụ 2: Trường hựp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập lớn hơn số dự phòng đã lập
 
Có tình hình về mặt hàng A của công ty Trường Sem như sau:
 
- Tồn kho đến cuối ngày 31/12 là 10.000 đon vị với giá gốc là lO.OOOđ/lđơn vị.
 
- Thời điếm 31/12 do giá trị thuần có thế thực hiện được xác định là
 
9.800đ/lđơn vị, do vậy công ty đã tính, trích dự phòng giảm giá mặt hàng A: 10.000 đơn vị X (10.000 đ - 9.800 đ) = 2.000.000 đ.
 
Trong thời gian kể từ sau ngày 31/12 đến trước ngày phát hành BCTC, công ty Trường Sơn có bán ra 1.000 đơn vị mặt hàng A với giá 9.500đ/lđơn vị. Như vậy đã có bằng chứng là giá trị thuần có thể thực hiện được cua mặt hàng A chỉ là 9.500đ/l đơn vị, thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được dự kiến (9.800đ/lđơn vị) và chênh lệch giảm với giá gốc là 500đ/lđơn vị (=10.000đ - 9.500đ).
 
Từ tình hình nêu trên, công ty Trường Sơn phải tính lại giá trị giảm theo giá trị thuần có thể thực hiện được mới phát sinh như sau:
 
10.000 đơn vị X (lO.OOOđ - 9.500đ) = 5.000.000 đ
 
Xác định chênh lệch so với giá trị giam đã tính, trích dự phòng giảm giá:
 
5.000.000đ - 2.000.000đ = 3.000.000 đ
 
Trên cơ sở số liệu tính toán được Công ty Trường Soil phải điều chỉnh sô kế toán bằng các bút toán sau:
 
(1) Lập bổ sung số dự phòng giảm giá mặt hàng A, ghi:
 
NợTK632: 3.000.000 đ
 
Có TK 2294: 3.000.000 đ
 
Đồng thời kết chuyển tăng giá vốn hàng bán đế xác định kết quả, ghi:
 
NỢTK9Ĩ1: 3.000.000 đ
 
CÓTK632: 3.000.000 đ
 
(2) Điều chỉnh giảm thuế TNDN phải nộp theo thuế suất 20%, ghi:
 
Nợ TK 3334: 600.000 đ
 
CÓTK 821: 600.000 đ
 
(3) Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân phối, ghi:
 
NợTK421: 600.000 đ
 
CÓTK911: 600.000 đ
 
Ví dụ 3: Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập
 
Tiếp theo ví dụ 2 nêu trên, giả sử Công ty Trường Sơn bán 10.000 đơn vị mặt hàng A với giá 9.900 đ trong thời gian trước khi phát hành BCTC năm báo cáo.
 
Như vậy, giá trị thuần có thể thực hiện được đã tăng từ 9.800đ/l đơn vị lên 9.900 đ/1 đơn vị. Do vậy công ty phải xác định lại giá trị dự phòng giảm giá mặt hàng A cần trích, cụ thể bằng (10.000 đ - 9.900 đ) X 10.000 đơn vị = 1.000.000 đ. Vì thế công ty phải điều chỉnh giảm số dự phòng giảm giá đã trích trước đó với giá trị = 2.000.000 - 1.000.000 = l.OOO.OOOđ. Công ty phải điều chỉnh sổ kế toán bằng các bút toán sau đây:
 
(1) Ghi giảm giá vốn hàng tồn kho và ghi giảm dự phòng giảm giá:
 
Nợ TK 2294:     1.000.000 đ
 
Có TK 632: 1.000.000 đ
 
(2) Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả ghi:
 
NỢTK632: 1.000.000 đ
 
CÓTK911: 1.000.000 đ
 
(3) Điều chỉnh tăng thuế TNDN phải nộp theo thuế suất 20%, ghi:
 
NỢTK821: 200.000
 
Có TK 3334: 200.000
 
Đồng thời kết chuyến tăng chi phí thuế TNDN hiện hành vào TK 911, ghi:
 
NỢTK911: 200.000 đ
 
CÓTK821: 200.000 đ
 
(4) Điều chỉnh tăng lợi nhuận chưa phân phối (Vì Công ty đã thực hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ), ghi:
 
NỢTK911: 800.000 đ
 
CÓTK421: 800.000 đ

Ví dụ 1: về các trường hợp được coi là các bên liên quan

Ông Nguyễn Văn A sở hữu trực tiếp 2% công ty B, đồng thời nắm quyền kiểm soát (51%) Công ty c, Công ty c sở hữu 20% công ty B.

Như vậy, ông Nguyễn Văn A kiểm soát 22% vốn của công ty B (2% trực tiếp và 20% gián tiếp qua công ty C). Do đó, ông A là bên liên quan của công ty B.

Ví dụ 2: về các thông tin cần trình bày trên BCTC

  1. Ông Nguyễn Văn A là giám đốc điều hành của công ty X và là thành viên Hội đồng quản trị, đồng thời ông A lại là chủ
  2. sở hữu của Công ty B (kiểm soát 80% công ty B). Trong trường họp này Công ty B là bên liên quan đối với công ty X.
  3.  
  4. Ông Nguyễn Văn A là thành viên Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành công ty X, vợ ông A là bà Nguyễn Thị M là
  5.  
  6. chủ sở hữu công ty B (kiểm soát 100% công ty B). Trong trường họp này Công ty B là bên liên quan đổi với công ty X.
Chúc bạn thành công !
 

Các tin cũ hơn