Xử lý việc khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính


Bạn Minh Chiến có hỏi: Trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đồng thời khởi kiện một quyết định hành chính và một hành vi hành chính, nhưng sau đó xác định hành vi bị khởi kiện không phải là hành vi hành chính thì giải quyết như thế nào?

Bạn xem thêm bài viết:

⇒ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính hay vụ án lao động
⇒ Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản
⇒ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không
⇒ Quyền khởi kiện của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính
⇒ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn xem gọi ý của chúng tôi:

- Trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ án mà xác định được hành vi bị khởi kiện không phải là hành vi hành chính thì có thể tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐTP ngày 15/01/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính (sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP) để xử lý: “Trường hợp đối tượng khởi kiện ghi trong đơn không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án giải thích cho người khởi kiện biết để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện về đối tượng khởi kiện...”.
 
- Trường hợp Tòa án sau khi thụ lý vụ án mới xác định được hành vi bị khởi kiện không phải là hành vi hành chính thì có thể căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính năm 2015 (dẫn tới quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính năm 2015 về sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án) để đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện hành vi không phải là hành vi hành chính.
 
Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn