6 bài tập kế toán định khoản kế toán doanh nghiệp + lời giải hay


6 bài tập kế toán định khoản kế toán doanh nghiệp + lời giải hay

6 bài tập kế toán định khoản kế toán doanh nghiệp Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 20.000 đ/USD.
 
Muốn giỏi kế toán, giỏi nghiệp vụ phải thường xuyên, chịu khó làm các bài tập kế toán để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình cho công việc sau này.
 
Bài 1: 
 
Tại doanh nghiệp B&c có các tài liệu sau:
 
Số dư đầu tháng 12 của TK1112: 400.000.000VNĐ (20.000USD). Các NVKT phát sinh trong tháng 12:
 
1. Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt 4.000 USD, TGTT 20.027 VND/USD.
 
2. Bán hàng thu tiền mặt 9.000 USD, TGTT 20.040 VND/USD.
 
3. Mua TSCĐ bằng tiền mặt 12.000 USD, TGTT 20.050 VND/USD
 
4. Trả nợ người bán 8.000 USD bàng tiền mặt, TG nhận nợ 20.090 VND/USD.
 
Yêu cầu:
 
(1) Định khoản nội dung NVKTPS trong tháng 12 và phản ánh vào TK1112 tình trên.
 
(2) Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 20.000 đ/USD.
Cho biết DN xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân liên hoàn.
 
BÀI GIẢI BÀI 1
 
(1). Định khoản các NVKTPS trong tháng 12 - Đvt: Đồng
1.
Nợ TK 152:4.000 USD X 20.027 = 80.108.000
 
Có TK1112:    4000 USD X 20.000 = 80.000.000
 
Có TK515      108.000
 
Nợ TK 1112: 9.000 USD X 20.040 = 180.360.000
 
Có TK511: 9000 USD X 20.040 = 180.360.000
 
2.
 
Nợ TK 1112: 9.000 USD X 20.040 = 180.360.000
 
Có TK511: 9000 USD X 20.040 = 180.360.000
 
3.a)
 
Nợ TK211 12.000 X 20.050 = 240.600.000
 
Có TK 1112 12.000 X 20.014,4 = 240.172.800
 
Có TK515 427.200
 
Tỷ giá bình quân xuất ngoại tệ:
 
16.000 X 20.000 + 9.000 X 20.040
 
= 20.014,4 đ/USD 16.000 + 9.000
4.
Nợ TK331 8.000 X 20.090 = 160.720.000
 
Có TK 1112: 8.000 X 20.014,4 = 160.115.200
 
Có TK515 604.800
 
(2). Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gôc ngoại tệ ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 20.000đ/USD:
 
5. TK 1112 = 5.000 X ( 20.014.4 - 20.000 ) = 72.000
 
Nợ TK413: 72.000
 
Có TK 1112 72.000
 
6. Xử lý chênh lệch tỷ giá:
 
Nợ TK 635: 72.000
 
Có TK413: 72.000
 
Bài 2:
 
Tại doanh nghiệp B có các tài liệu như sau:
 
A- Số dư đầu tháng:
 
+ Tài khoản 1112: 400.000.000 VND (20.000 USD)
 
Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
 
B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
 
1. Ngày 05: Bán hàng thu tiền mặt 9.900 USD, TGGD thực tế 20.120 VND/USD.
 
2. Ngày 09: Bán 500 USD tiền mặt, TGGD thực tế 20.122 VND/USD.
 
3. Ngày 10: Bán hàng chưa thu tiền người mua Y 1.100 USD. TGGD thực tế 20.122 VND/USD
 
4. Ngày 13: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 2.000 USD chưa thanh toán cho người bán X. TGGD thực tế 20.120 VND/USD
 
5. Ngày 19: Chi tiền mặt 3.000 USD để tạm ứng cho nhân viên T đi công tác nước ngoài. TGGD thực tế 20.118 VND/USD
 
6. Ngày 27: Mua TSCĐHH trả bằng tiền mặt 2.500 USD. TGGD thực tế 20.120 VND/USD
 
7. Ngày 29: Trả hết nợ cho nhà cung cấp X. TGGD thực tế 20.120 VND/USD
 
8. Ngày 30: Người mua Y trả hết nợ. TGGD thực tế 20.120 VND/USD.
 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng và phản ánh TK1112 tình hình trên.
 
Cho biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp xuất ngoại tệ theo phương pháp:
 
a. Nhập trước xuất trước
 
b. Bình quân gia quyền liên hoàn.
 
Bài 3
 
Trích tài liệu kế toán tháng 12 của doanh nghiệp c như sau:
 
A- Số dư đầu tháng:
 
+ TK 111(2): 200.440.000 đ (10.000 USD)
 
+ TK 112(2): 200.440.000 đ (10.000 USD)
 
Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
 
B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
 
1. Ngày 06: đã xuất khẩu hàng nhưng chưa thu tiền, giá bán 50.000 USD, TGGD 20.039 VND/USD
 
2. Ngày 12: nhập khẩu hai TSCĐHH mới giá mua 15.000 USD/một TSCĐHH, chưa trả tiền, TGGD 20.036 VND/USD
 
3. Ngày 14: thu TGNH do người mua ở nghiệp vụ 1 trả hết nợ, TGGD 20.035 VND/USD
 
4. Ngày 17: đem tiền mặt 8.000 USD gởi vào ngân hàng, TGGD 20.032 VND/USD
 
5. Ngày 21: rút TGNH trả */2 số tiền nợ người bán ở nghiệp vụ 2, TGGD 20.031 VND/USD
 
6. Ngày 31: kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá cuối năm là 20.000 VND/USD.
 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết ngoại tệ xuất theo phương pháp FIFO.
 

Bài giải Bài 3

Định khoản: (Đvt: đồng)

1/

Ngày 6

Nợ TK

131

1.001.950.000

(50.000 X 20.039)

Có TK

511

1.001.950.000

(50.000 X 20.039)

2/

Ngày 12

 

 

Nợ TK

211

601.080.000

(2 X 15.000 X 20.036)

CÓTK

331

601.080.000

(2 X 15.000 X 20.036)

3/

Ngày 14

 

 

Nợ TK

1122

1.001.750.000

(50.000 X 20.035)

Nợ TK

635

200.000

 

Có TK

131

1.001.950.000

(50.000 X 20.039)

4/

Ngày 17

 

 

Nợ TK

1122

160.256.000

(8.000 X 20.032)

Nợ TK

515

96.000

 

Có TK

1112

160.352.000

(8.000 X 20.044)

5/

Ngày 21

 

 

Nợ TK

331

300.540.000

(30.000/2 X 20.036)

Nợ TK

635

75.000

 

Có TK

1122

300.615.000

 

6/

Ngày 31

 

 

Nợ TK

413

88.000

 

Có TK

1112

88.000

 

Nợ TK

413

1.831.000

Có TK

1122

1.831.000

Nợ TK

331

540.000

Có TK

413

540.000

Nợ TK

635

1.379.000

Có TK

413

1.379.000

 
Bài 4
 
Tại doanh nghiệp R&Y có các tài liệu sau:
 
Số dư đầu tháng 12 TK1112: 60.000.000VNĐ (3.000USD); TK131: 80.000.000VND (4.000 USD); TK331: 160.000.000VNĐ (8.000USD).
 
NVKT phát sinh trong tháng 12:
 
1. Bán hàng chưa thu tiền 5.000USD, TGGDTT 20.030
 
2. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 7.000USD (trong đó trả hết nợ đầu tháng), TGGDTT 20.0^0.
 
3. Chi tiền mặt muaNVL 1.000USD, TGGDTT 20.045
 
4. Mua dụng cụ chưa trả tiền 2.000USD, TGGDTT 20.060
 
5. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 8.500USD (trong đó trả hết nợ đầu tháng), TGGDTT 20.075.
 
Yêu cầu:
 
(1) Định khoản nội dung NVKTPS trong tháng 12.
 
(2) Phản ánh vào TK1112, 331, 131 tình hình trên.
 
(3) Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm.
 
Biết: Tỷ giá Ngân hàng công bố tại ngày 31/12/X là: 21.000. DN tính giá xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
 
Bài 5
Tại doanh nghiệp XYZ có các tài liệu sau:
 
A- Số dư đầu tháng:
 
TK141: 12.000.000đ, theo sổ chi tiết gồm:
 
Nguyễn A: 10.000.000d
 
Huỳnh B: 2.000.000đ
 
Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
 
B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
 
1. Báo cáo thanh toán tạm ứng số 075/201X ngày 3/5 của Nguyễn A:
 
- Vật liệu nhập kho, giá mua trên hóa đơn chưa thuế 8.000.000đ, thuế suất GTGT 5%
 
- Chi phí vận chuyển 770.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%
 
- Tiền mặt còn lại nhập quỹ.
 
2. Tạm ứng cho Lê K để mua văn phòng phẩm cho công ty 5.000.000đ, theo phiếu chi tạm ứng số 081/201X ngày 5/5
 
3. Tạm ứng cho Hoàng M đi công tác 3.500.000đ, theo phiếu chi số 093/20 lx ngày 12/5
 
4. Báo cáo thanh toán tạm ứng so 076/201X ngày 20/5 của Lê K:
 
- Tiền mua văn phòng phẩm là 4.950.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%
 
- Số tạm ứng thừa không nhập lại quỹ đề nghị khấu trừ lương tháng 5.
 
5. Báo cáo thanh toán tạm ứng số 077/20lx ngày 29/5 của Huỳnh B:
 
- Chi tiền thuê dàn âm thanh, ánh sáng cho đợt hội diễn văn nghệ mừng ngày 19/5 do công đoàn tô chức 2.100.000đ.
 
- Số tạm ứng thiếu đã đuợc chi thêm theo phiếu chi 243/20 lx ngày 29/5.
 
Yêu cầu: Định khoản và mở sổ chi tiết cho từng nguời tạm ứng.
 
Bài 6
 
1. Công ty A có thuê một vãn phòng để hoạt động kinh doanh. Chi phí thuê văn phòng trả hàng năm là 360.000.000 đồng. Nguời cho thuê yêu cầu công ty trả tiền thuê vào đầu năm khi bắt đầu thuê.
 
Doanh nghiệp đã chi tiền mặt để thanh toán toàn bộ tiền thuê cho một năm, đồng thời kế toán đã phân bổ tiền thuê cho tháng đầu tiên. Định khoản nghiệp vụ trên.
 
2. Công ty cũng thuê một cửa hàng làm showroom, chi phí thuê là 240.000.000 đồng/năm. Theo thỏa thuận với chủ cho thuê cửa hàng thì doanh nghiệp phải trả tiên thuê trong ba năm.
 
Công ty đã chuyên tiền gửi ngân hàng thanh toán toàn bộ tiền thuê trong ba năm. Ke toán đã tiến hành phân bổ tiền thuê cửa hàng cho tháng đầu tiên. Định khoản nghiệp vụ trên.
 
 
Chúc bạn thành công !

 

Các tin cũ hơn