Tham khảo dề thi kế toán tài sản ngắn hạn KTQD


Tham khảo dề thi kế toán tài sản ngắn hạn KTQD

Đây là 2 đề thi kế toán tài sản ngắn hạn năm 2021 của đại học kinh tế quốc dân được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ đến các bạn sinh viên kế toán đang học ngành kế toán có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mình bài thì và kiểm tra hết môn.

Đề 1

Cơ cấu tài sản công ty B (công ty A làm gốc)

Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

Chênh lệch tỷ trọng B so với A (%)

Số tiền (trđ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (trđ)

Tỷ trọng (%)

I - TSNH

494.688

55,83

1.700.408

82,10

26,27

1. Tiền

8.795

0,99

14.704

0,71

-0,28

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

14.000

1,58

11.100

0,54

-1,04

3. Các khoản phải thu ngắn hạn

235.632

26,59

1.087.344

52,50

25,91

Phải thu khách hàng

230.144

25,97

1.199.387

57,91

31,94

Trả trước cho người bán

3.885

0,44

23.763

1,15

0,71

Phải thu ngắn hạn khác

1.603

0,18

23.820

1,15

0,97

Dự phòng phải thu khó đòi

0

0,00

-159.626

-7,71

-7,71

4. HTK

219.712

24,80

538.459

26,00

1,20

5. TSNH khác

16.549

1,87

48.801

2,36

0,49

II - TSDH

391.414

44,17

371.704

17,95

-26,23

1. Các khoản phải thu dài hạn

8.071

0,91

183

0,01

-0,90

2. TSCĐ

318.942

35,99

272.536

13,16

-22,83

3. TS dở dang dài hạn

5.964

0,67

32.416

1,57

0,89

4. Đầu tư TC dài hạn

24.456

2,76

0

0,00

-2,76

5. TSDH khác

34.321

3,87

66.569

3,21

-0,66

Cộng

886.102

100,00

2.071.112

100,00

0,00


Qua bảng số liệu cho thấy TSNH của công ty B chiếm đa số, tỷ trọng là 82,10%, lớn hơn rất nhiều so với công ty A,trong khi công ty A tỷ trọng TSNH chỉ có 55,83%.

Xét các khoản mục trong TSNH của B cho thấy:

Phần lớn trong TSNH của B là các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 52,50% tài sản, ứng với số tiền 1.087.344 trđ, trong khi của A chỉ chiếm 26,59, cho thấy B đang bị khách hàng chiếm dụng vốn rất lớn so với A. Cụ thể trong khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn thì lớn nhất là phải thu khách hàng, tỷ trọng phải thu khách hàng của B là 57,91%, cao hơn của A là 31,94%.

Khoản mục lớn thứ hai trong TSNH của B là HTK, tỷ trọng đạt 26% với số tiền 538.459 trđ, gần tương đương với tỷ trọng HTK của A (24,80%), cho thấy chiến lược dự trữ HTK của hai công ty gần như nhau

Cả hai công ty đều dự trữ rất ít tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. Cụ thể tiền chiếm 0,71% tổng TS của B gần tương đương so với A (0,99%), trong khi đó đầu tư tài chính ngắn hạn của B là 11.100 trđ, chiếm 0,54% thì tỷ trọng khoản mục này của A cao hơn 1,04%.

Các khoản mục TSNH khác cũng đều chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ từ 1-2% của cả A và B

Đối với TSDH, chiếm lớn nhất trong khoản mục này của B là TSCĐ, tỷ trọng 13,16%, trong khi đó của A con số này rất lớn, là 35,99%, điều này cho thấy B không chú trọng đầu tư vào TSCĐ so với A

Công ty B cũng không có khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, trong khi đó khoản mục này của A chiếm 2,76% tổng TS

Các khoản mục phải thu dài hạn của B rất thấp, chỉ là 0,01% tổng TS, với số tiền 183 trđ, trong khi của A cao hơn khá nhiều, chiếm 0,91% tổng TS.

Các khoản mục TSDH khác của hai công ty gần tương đương nhau về tỷ trọng, khoản hơn 3%.

Vậy qua phân tích cho thấy B đang bị chiếm dụng vốn rất lớn, điều này rất khác biệt so với cơ cấu tài sản của A. Ngoài ra B cũng đầu tư khá ít vào TSCĐ trong khi A đầu tư rất nhiều vào TSCĐ, điều này có thể liên quan đến ngành nghề kinh doanh và chiến lược của từng công ty.

Câu 2: Lấy A làm gốc

* Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của B

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

A

B

Chênh lệch B so với A

+/-

Tỷ lệ (%)

1

Vốn chủ sở hữu

Triệu đồng

265.532

601.572

336.040

126,55

2

Nguồn vốn

Triệu đồng

886.102

2.072.112

1.186.010

133,85

3

TSCĐ

Triệu đồng

318.942

272.536

-46.406

-14,55

4

TSDH

Triệu đồng

391.414

371.704

-19.710

-5,04

5

Hệ số tự tài trợ  (=1/2)

Lần

0,30

0,29

-0,01

-3,12

6

Hệ số tài trợ TSDH  (=1/4)

Lần

0,68

1,62

0,94

138,57

7

Hệ số tài trợ TSCĐ  (=1/3)

Lần

0,83

2,21

1,37

165,13

 Hệ số tự tài trợ của B khá nhỏ, chỉ là 0,29 lần, cho thấy B sử dụng chủ yếu nợ cho hoạt động kinh doanh. Điều này khá tương đồng với A khi hệ số tự tài trợ của A cũng chỉ là 0,30 lần. Cả hai công ty đều sử dụng ít vốn chủ sở hữu trong kinh doanh.

Trong khi đó hệ số tài trợ TSDH của B là 1,62 lần, nghĩa là 1 đồng TSDH đảm bảo bởi 1,62 đồng VCSH và hệ số tài trợ TSCĐ cũng khá cao, là 2,21 lần. Tuy nhiên hệ số này cao do TSCĐ và TSDH nhỏ, còn thực tế hệ số tài trợ của công ty khá thấp nên mức độ độc lập tài chính thấp.

 Nếu so với A thì hệ số tài trợ TSDH và hệ số tài trợ TSCĐ của B lần lượt cao hơn 138,57% và 165,13%, chứng tỏ trong tương quan giữa VCSH và TSDH thì của B tốt hơn, điều này là do mức độ đầu tư vào TSDH và TSCĐ của B khá thấp, B chủ yếu đầu tư nhiều vào HTK.

Tuy nhiên nhìn chung thì mức độ độc lập tài chính của B tốt hơn A.

* Đánh giá khát quả khả năng thanh toán

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

A

B

Chênh lệch B so với A

+/-

Tỷ lệ (%)

1

Tổng tài sản

Triệu đồng

886.102

2.071.112

1.185.010

133,73

2

Tài sản ngắn hạn

Triệu đồng

494.688

1.700.408

1.205.720

243,73

3

Hàng tồn kho

Triệu đồng

219.712

538.459

318.747

145,07

4

Tiền và tương đương tiền

Triệu đồng

8.795

14.704

5.909

67,19

5

Nợ phải trả

Triệu đồng

620.570

1.470.540

849.970

136,97

6

Nợ ngắn hạn

Triệu đồng

463.759

1.444.425

980.666

211,46

7

Hệ số thanh toán tổng quát (=1/5)

Lần

1,43

1,41

-0,02

-1,36

8

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (=2/6)

Lần

1,07

1,18

0,11

10,36

9

Hệ số thanh toán nhanh  (=(2-3)/6)

Lần

0,59

0,80

0,21

35,67

10

Hệ số thanh toán tức thời (=4/6)

Lần

0,019

0,010

-0,009

-46,32


Hệ số thanh toán tổng quát của công ty B là 1,41 lần, lớn hơn 1 lần nên đảm bảo khả năng thanh toán nợ chung. Hệ số này gần tương đương với A khi của A là 1,43 lần.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,18 lần, cũng lớn hơn 1 lần, nên 1 đông nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi hơn 1 đồng TSNH, do đó công ty đã thực hiện đúng nguyên tắc cân bằng tài chính. So với A thì hệ số này của B cao hơn 10,36%.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối cao, là 0,80 lần, hệ số này cho biết nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,80 đồng TSNH sau khi trừ đi HTK. Trong khi dó hệ số này của A chỉ là 0,59 lần, thấp hơn nhiều so với B

Tuy nhiên Hệ số thanh toán tức thời rất thấp, chỉ là 0,010 lần, nên hầu như công ty B không có đủ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù hệ số này của A cũng không cao, nhưng đạt 0,019 lần nên nhìn chung khả năng thanh toán tức thời của A cao hơn.

Đề 2: Công ty A làm gốc

Câu 1: Cơ cấu nguồn vốn công ty B

Chỉ tiêu

A

B

Chênh lệch tỷ trọng B so với A

Số tiền (Trd)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Trd)

Tỷ trọng (%)

A - Nơ phải trả

620.570

70,03

1.470.540

70,97

0,93

I - Nợ ngắn hạn

463.759

52,34

1.444.425

69,71

17,37

1. Phải trả người bán

110.817

12,51

574.205

27,71

15,20

2. Người mua trả trước

7.850

0,89

21.307

1,03

0,14

3. Thuế TNDN phải nộp

4.867

0,55

452

0,02

-0,53

4. Phải trả người lao động

6.409

0,72

9.816

0,47

-0,25

5. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

302.521

34,14

802.879

38,75

4,61

6. Quỹ khen thưởng phúc lợi

147

0,02

407

0,02

0,00

7. Phải trả ngắn hạn khác

31.148

3,52

35.359

1,71

-1,81

II - Nợ dài hạn

156.811

17,70

26.115

1,26

-16,44

1. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

134.911

15,23

16.000

0,77

-14,45

2. Phải trả dài hạn khác

21.900

2,47

10.115

0,49

-1,98

B - VCSH

265.532

29,97

601.572

29,03

-0,93

1. Vốn cố phẩn

187.806

21,19

281.097

13,57

-7,63

2. Thặng dư vốn cổ phần

52.061

5,88

411.289

19,85

13,97

3. Quỹ đầu tư phát triển

1.925

0,22

0

0,00

-0,22

4. Nguồn vốn đầu tư XDCB

0

0,00

1.509

0,07

0,07

5. Lợi nhuận chưa phân phối

23.740

2,68

-92.323

-4,46

-7,13

Cộng

886.102

100,00

2.072.112

100,00

0,00


Qua phân tích cho thấy nguồn vốn của công ty B chủ yếu được cấu thành từ nợ, khi tỷ trọng nợ là 70,97%, ứng với số tiền 1.470.540 trđ, điều này sẽ làm rủi ro tài chính của công ty B tăng cao. So với A thì điều này là gần tương đương, tỷ nợ của A cũng chiếm đến 70,03% tổng nguồn vốn. Cả hai công ty đều sử dụng nhiều nợ trong kinh doanh.

Trong khoản mục nợ, thì nợ ngắn hạn của B chiếm đa số, chiếm 69,71% tổng vốn, trong khi nợ dài hạn chỉ chiếm 1,26%. Huy động từ nợ ngắn hạn làm giảm chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên thời gian phải trả nợ nhanh hơn, công ty cần cân nhắc để đảm bảo khả năng thanh toán. Điều này trái ngược so với công ty A, khi tỷ trọng nợ ngắn hạn của A chỉ là 70,03% nguồn vốn, còn tỷ trọng nợ dài hạn của A lên đến 17,70% nguồn vốn.

Trong nợ ngắn hạn của B, phần lớn là khoản mục Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, chiếm 38,75% tổng vốn, với số tiền 802.879 trđ, cho thấy công ty đi vay vốn từ ngân hàng khá nhiều. So với A thì gần như tương đương, A vay nợ ngắn hạn 302.521 trđ, tỷ trọng cũng đạt 34,14% nguồn vốn. Điều này cho thấy hai công ty đều sử dụng nhiều nợ ngắn hạn.

Khoản mục phải trả người bán chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong nợ ngắn hạn của B, chiếm 27,71% tổng vốn, chứng tỏ công ty đang tăng cường chiếm dụng vốn từ người bán. Trong khi đó của A không huy động nhiều vốn từ chiếm dụng của người bán, tỷ trọng phải trả người bán của A chỉ là 12,51%, chứng tỏ A tích cực trả nợ người bán hơn B.

Các khoản mục khác trong nợ ngắn hạn của B chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ từ 1-2%.

Trong nợ dài hạn của B, thỉ có hai khoản mục là Vay và nợ thuê tài chính dài hạn và phải trả dài hạn khác, tuy nhiên tỷ trọng đều nhỏ, < 1%. Điều này khác so với A, khi A huy động 134.911 trđ vay và nợ thuê tài chính dài hạn, chiếm 17,70% nguồn vốn.

VCSH của B chỉ chiếm tỷ trọng 29,03% tổng vốn, trong đó chủ yếu là khoản mục vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần, lần lượt là 13,57% và 19,85%.

Đặc biệt do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty B âm, nên làm giảm tỷ trọng 4,46%, cho thấy kết quả kinh doanh của công ty B không tốt. Điều này khác so với A, khi A huy động được 2,68% nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối.

Câu 2

Phân tích cân bằng tài chính theo quan điểm ổn định của tài trợ:

Đối với B:

Vốn hoạt động thuần = TSNH - nợ ngắn hạn = 1.700.408 - 1.444.425 = 255.983 trđ > 0

Điều này chứng tỏ công ty thực hiện tốt nguyên tắc cân bằng tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Đối với A:

Vốn hoạt động thuần = TSNH - nợ ngắn hạn = 494.688 - 463.759 = 30.929 trđ > 0

Cả hai công ty đều thực hiện tốt cân bằng tài chính, nhưng của B tốt hơn vì Vốn hoạt động thuần của B cao hơn rất nhiều so với A

Câu 3: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

A

B

Chênh lệch B so với A

+/-

Tỷ lệ (%)

1

Tài sản ngắn hạn

Triệu đồng

494.688

1.700.408

1.205.720

243,73

2

Hàng tồn kho

Triệu đồng

219.712

538.459

318.747

145,07

3

Tiền và tương đương tiền

Triệu đồng

8.795

14.704

5.909

67,19

4

Nợ ngắn hạn

Triệu đồng

463.759

1.444.425

980.666

211,46

5

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (=1/4)

Lần

1,07

1,18

0,11

10,36

6

Hệ số thanh toán nhanh  (=(1-2)/4)

Lần

0,59

0,80

0,21

35,67

7

Hệ số thanh toán tức thời (=3/4)

Lần

0,019

0,010

-0,009

-46,32


Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của B là 1,18 lần, cũng lớn hơn 1 lần, nên 1 đông nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi hơn 1 đồng TSNH, do đó công ty đã thực hiện đúng nguyên tắc cân bằng tài chính. Điều này tương đương với A nhưng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của A chỉ là 1,07 lần.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của B tương đối cao, là 0,80 lần, hệ số này cho biết nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,80 đồng TSNH sau khi trừ đi HTK

Tuy nhiên Hệ số thanh toán tức thời của B rất thấp, chỉ là 0,010 lần, thấp hơn A 46,32%, nên hầu như công ty B không có đủ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.

Chúc bạn thành công !

Các tin cũ hơn